Hiệp ước hợp tác sáng chế ("PCT") là gì?
Bằng độc quyền sáng chế chỉ có hiệu lực trên phạm vi quốc gia. Do đó, để bảo hộ sáng chế tại nhiều quốc gia khác nhau, Người nộp đơn có hai cách thực hiện như sau:

1. Nộp trực tiếp với Cơ quan SHTT từng quốc gia muốn đăng ký: Người nộp đơn có thể nộp từng đơn sáng chế riêng biệt tại từng quốc gia muốn đăng ký tại cùng một thời điểm hoặc nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các quốc gia thành viên của Công ước Paris, sau đó nộp từng đơn riêng biệt yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế tại từng quốc gia trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp đơn sáng chế đầu tiên, điều này mang lại lợi ích cho Người nộp đơn là có thể yêu cầu các Cơ quan SHTT của từng quốc gia đăng ký ghi nhận ngày nộp đơn ưu tiên là ngày nộp đơn sáng chế đầu tiên đã nộp tại quốc gia thành viên của Công ước Paris; hoặc

2. Nộp đơn qua Hiệp ước hợp tác sáng chế (“PCT”): Người nộp đơn có thể nộp đơn qua hệ thống PCT, trực tiếp hoặc trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn sáng chế đầu tiên đã nộp tại quốc gia thành viên của Công ước Paris, chỉ định tất cả các quốc gia muốn đăng ký trên cùng một tờ khai đơn, cùng một ngôn ngữ và đóng một loại phí.

Vậy, Người nộp đơn nên lựa chọn phương án nào để có được hiệu quả tốt nhất khi đăng ký quốc tế ccho sáng chế của mình? Lựa chọn theo cách thứ 2 nêu trên, cụ thể là đơn PCT, sẽ giúp cho việc đăng ký sáng chế quốc tế trở nên dễ dàng hơn, đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí hơn việc nộp đơn sáng chế trực tiếp với Cơ quan SHTT tại từng quốc gia muốn đăng ký như đề cập ở mục 1) nêu trên.

PCT là một hiệp ước với hơn 145 thành viên. PCT giúp cho sáng chế có thể được bảo hộ cùng một lúc tại nhiều quốc gia chỉ với việc nộp MỘT đơn đăng ký sáng chế quốc tế thay bởi việc phải nộp nhiều đơn quốc gia riêng biệt với các cơ quan sáng chế từng quốc gia. Việc cấp bằng độc quyền sáng chế vẫn được thẩm định theo luật của từng quốc gia được chỉ định theo luật định của quốc gia đó. Việc thẩm định tại từng quốc gia được gọi là giai đoạn đơn được vào “pha quốc gia”.


 

Tiến trình của đơn PCT bao gồm:

NỘP ĐƠN: Đơn quốc tế được nộp với cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia hoặc cơ quan sáng chế địa phương hoặc với Cơ quan Sở hữu trí tuệ Thế giới (“WIPO”), phù hợp và đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu về hình thức của đơn PCT, với một ngôn ngữ và Người nộp đơn chỉ phải trả một loại phí. 
TRA CỨU QUỐC TẾ: Cơ quan có thẩm quyền tra cứu quốc tế (“ISA”) – một trong những cơ quan sáng chế chính của thế giới nhận định các tài liệu sáng chế và tài liệu kỹ thuật đã được công bố có thể là ảnh hưởng tác động đến khả năng đăng ký sáng chế yêu cầu bảo hộ, và sau đó nhận định khả năng sáng chế bằng văn bản.
CÔNG BỐ QUỐC TẾ: Ngay say khi hết hạn 18 tháng kể từ ngày đơn sáng chế được nộp, nội dung của đơn quốc tế sẽ được công bố với thế giới.
YÊU CẦU TRA CỨU BỔ SUNG (không bắt buộc): Một cơ quan ISA thứ hai, theo yêu cầu của Người nộp đơn, nhận định khả năng đăng ký của sáng chế, công bố các tài liệu mà không được cơ quan ISA đầu tiên tìm thấy trong giai đoạn tra cứu bắt buộc đầu tiên. Việc không tìm thấy các tài liệu này xảy ra có thể do tính đa dạng của các tài liệu sáng chế và tài liệu kỹ thuật đã được công bố được công bố dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau và lĩnh vực kỹ thuật khác nhau.
YÊU CẦU THẨM ĐỊNH QUỐC TẾ SƠ BỘ (không bắt buộc): Theo yêu cầu của Người nộp đơn, một trong những cơ quan ISA có thể tiến hành thêm một phân tích khả năng đăng ký sáng chế, thông thường trên bản đã sửa đổi của đơn sáng chế yêu cầu cấp độc quyền.
PHA QUỐC GIA: Sau khi kết thúc các giai đoạn nêu trên của đơn PCT, thông thường, khoảng 30 tháng kể từ ngày nộp đơn sớm nhất, Người nộp đơn có thể tiếp tục việc yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế trước Cơ quan SHTT quốc gia được chỉ định. Đến thời điểm này, đơn sáng chế yêu cầu bảo hộ sẽ được thẩm định theo luật Sở hữu trí tuệ, luật sáng chế và thực tế thẩm định của từng quốc gia khác nhau. Người nộp đơn sẽ được thông báo về kết quả về khả năng đăng ký sáng chế từ từng cơ quan Sở hữu trí tuệ của từng quốc gia khác nhau.

Tài liệu tham khảo:

- Tài liệu tìm hiểu về PCT của Cơ quan SHTT Thế giới (“WIPO”).

Vietthink News