Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành quốc gia có nhiều đơn sáng chế quốc tế nhất năm 2019 theo ghi nhận của WIPO
Trung Quốc trong năm 2019 đã vượt qua Mỹ trở thành nước dẫn đầu có số đơn sáng chế quốc tế nộp qua Cơ quan Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) trong bối cảnh một năm tăng trưởng mạnh mẽ của tổ chức này về các dịch vụ Sở hữu trí tuệ (SHTT) quốc tế, về các hoạt động tuân thủ hiệp ước và về doanh thu. 

Với 58.990 đơn nộp qua hệ thống Hiệp ước hợp tác sáng chế WIPO (Patent Cooperation Treaty System – “PCT”) năm 2019, Trung Quốc đã soán ngôi của Mỹ (với 57.840 đơn năm 2019), trở thành quốc gia sử dụng hệ thống PCT để nộp đơn sáng chế quốc tế nhiều nhất, giúp tiếp tục đẩy mạnh và lan tỏa sáng tạo, một vị trí từng là của Mỹ hàng năm từ khi PCT bắt đầu hoạt động năm 1978. 

Năm 2019, đơn sáng chế quốc tế nộp qua PCT tăng 5.2% (265.800 đơn), đơn nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid (Madrid System) tăng 5.7% (64.400 đơn), đơn kiểu dáng công nghiệp quốc tế qua hệ thống La-hay (Hague System) tăng 10.4% (21.807 đơn), lập kỷ lục mới về dịch vụ SHTT toàn cầu của WIPO.

Các chủ sở hữu Nhãn hiệu đã nộp yêu cầu cho 3.693 vụ việc lên Trung tâm Hòa giải và Trọng tài WIPO (WIPO’s Arbitration and Mediation Center). Hơn 20 Hiệp ước của WIPO đã đạt được 55 lượt gia nhập và phê chuẩn mới vào năm 2019. Kết quả tài chính sơ bộ cho thấy thặng dư xấp xỉ 97,5 triệu franc Thụy Sĩ.

Việc Trung Quốc trở thành nước nộp đơn sáng chế quốc tế nhiều nhất qua WIPO đánh dấu một bước chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực phát minh sang khu vực phía Đông, với số người nộp đơn có gốc Châu Á chiếm hơn 50% trong số tất cả các đơn PCT. Năm 1999, WIPO ghi nhận 276 đơn từ Trung Quốc. Năm 2019, con số tăng lên 58.990 đơn, tăng gấp 200 lần chỉ trong 12 năm cho thấy SHTT đang trở thành trung tâm của cuộc chạy đua toàn cầu. 
 
Phụ lục 1 - Một thập kỷ tăng trưởng dịch vụ SHTT của WIPO

Hệ thống sáng chế quốc tế (Hiệp ước Hợp tác Sáng chế-PCT) 

Năm 2019, 5 Quốc gia dẫn đầu sử dụng hệ thống PCT là: Trung Quốc (58.990 đơn PCT), Mỹ (57.840 đơn), Nhật (52.660 đơn), Đức (19.353 đơn) và Hàn Quốc (19.085 đơn).

 
Phụ lục 2 - Top 10 Quốc gia nộp đơn sáng chế qua hệ thống PCT năm 2019

Danh sách 15 nước xuất xứ có đơn PCT nhiều nhất bao gồm 12 nước có thu nhập cao và 3 nước có thu nhập trung bình là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ (2058 đơn) và Ấn độ (2053 đơn).

Người nộp đơn ở các nước châu Á chiếm 52.4% trong tổng số đơn PCT nộp năm 2019. Trong khi ở châu Âu (23.2%) và Bắc Mỹ (22.8%) mỗi khu vực chỉ chiếm chưa đến ¼ tổng số đơn đơn PCT. Lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ lọt vào 15 top nước xuất xứ có đơn PCT nhiều nhất.

Top chủ đơn

Năm thứ 3 liên tiếp, tập đoàn công nghệ viễn thông khổng lồ Huawei Technologies của Trung Quốc, với 4411 đơn PCT được công bố, là tập đoàn có số đơn PCT dẫn đầu năm 2019, tiếp đó là Mitsubishi Electric Corp. của Nhật Bản (2661 đơn), Samsung Electronics của Hàn Quốc (2334 đơn), Qualcomm Inc. của Mỹ (2127 đơn); và tập đoàn viễn thông di dộng Oppo Quảng Đông Trung Quốc (1927 đơn).

Trong 10 chủ đơn có số đơn nhiều nhất thì có 4 công ty từ Trung Quốc, 2 công ty từ Hàn Quốc và 1 ở các nước Đức, Nhật, Thụy Điển và Mỹ.

 
Phụ lục 3- Top 10 chủ đơn nộp đơn sáng chế qua hệ thống PCT năm 2019

Trong top 10 chủ đơn thì có 06 chủ đơn nộp chủ yếu trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số bao gồm Ericsson, Guang Dong Oppo Mobile Telecommunications, Huawei Technologies, LG Electronics, Samsung Electronics and Qualcomm. Trong lĩnh vực giáo dục, Trường Đại học California (University of California) vẫn giữ vị trí cao nhất với 470 đơn được công bố năm 2019. Đại học Tsinghua (Tsinghua University) với 247 đơn đứng thứ 2, tiếp theo là  Đại học  Shenzhen (Shenzhen University) 247 đơn,  Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology) 230 đơn và Đại học Công nghệ South China (South China University of Technology 164 đơn.

Trong 10 trường đại học dẫn đầu thì có 5 trường của Mỹ, 4 trường của Trung Quốc và 1 trường của Hàn Quốc.

Công nghệ

Công nghệ máy tính (8,7%) chiếm tỉ lệ cao nhất trong số đơn PCT, tiếp theo là về kỹ thuật số (7.7%), điện máy (7%), công nghệ y học (6.9%) và đo lường (4.7%).

 
Phụ lục 4 - Đơn sáng chế qua hệ thống PCT năm 2019

Trong số top 10 công nghệ, công nghệ bán dẫn (tăng 12%) và công nghệ máy tính (tăng 11.9%) là các lĩnh vực có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất năm 2019.

Hệ thống đăng ký Nhãn hiệu Quốc tế (Hệ thống Madrid)

Chủ đơn của Mỹ (10,087) có số lượng đơn nhãn hiệu quốc tế đăng ký qua hệ thống Madrid cao nhất năm 2019, tiếp theo là chủ đơn ở Đức (7,700),Trung Quốc (6,339), Pháp (4,437) và Thụy sỹ (3,729) (Annex 5)  .
Trong số 15 top nước xuất xứ, Thổ Nhĩ Kỳ (+37.8%), Liên bang Nga (+15.6%), Mỹ (+14.3%) và Thụy sỹ (+10.2%) ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số, trong khi đó, Ý tụt giảm rõ rệt với con số 16%.

Top Chủ đơn

L’Oréal of France với 189 đơn dẫn đầu danh sách chủ đơn có số đơn nhãn hiệu quốc tế cao nhất, tiếp theo là Novartis AG của Thụy Sỹ (135), Huawei Technologies của TQ (131), Nirsan Connect Private Limited Ấn Độ (124) và Rigo Trading của Luxembourg (103). Nirsan Connect năm 2019 đã nộp hơn 82 đơn so với năm 2018, thay đổi vị trí từ 22 lên vị trí số 4 trong bảng xếp hạng này. Lần đầu tiên, Trung Quốc và Ấn Độ lọt top 5 nước có số người nộp đơn cao nhất. 

Các nhóm sản phẩm/dịch vụ được nộp nhiều nhất

Nhóm sản phẩm/dịch vụ đơn Quốc tế được nộp nhiều nhất là máy tính và điện tử chiếm 10.1% tổng số đơn, tiếp theo là các dịch vụ kinh doanh (8.3%) và dịch vụ kỹ thuật (6.7%). Trong số top 10 nhóm, dược phẩm và các chế phẩm khác cho mục đích y tế (+12.4%), và dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giải trí, thể thao, văn hóa (+9.6%) tăng nhiều nhất. 

 
Phụ lục 5 - Nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid năm 2019

Hệ thống kiểu dáng quốc tế (Hệ thống La-Hay)

Số đơn kiểu dáng nộp theo Hệ thống La-Hay tăng 10,4% năm 2019, đạt kỷ lục 21.807 kiểu dáng. 
Đức với 4487 đơn kiểu dáng tiếp tục là nước sử dụng hệ thống kiểu dáng quốc tế nhiều nhất. Hàn Quốc (2736 đơn) đã vượt qua Thụy Sỹ (2178 đơn) trở thành nước đứng thứ 2 sử dụng hệ thống Lay-Hay năm 2019. Ý và Hà Lan lần lượt đứng thứ 4 và thứ 5 với số kiểu dáng là 1994 và 176. Trong số top 5 nước, Hàn Quốc  (+77.1%) và Ý (+58.1%) cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi Thụy sỹ giảm mạnh (- 11.2%) vào năm 2019.

Top Chủ đơn đăng ký kiểu dáng quốc tế

Samsung Electronics của Hàn Quốc với 929 đơn kiểu dáng được công bố đăng ký đã dẫn đầu danh sách, tiếp theo là Fonkel Meubelmarketing của Hà Lan (859), LG Electronics Hàn Quốc (598), Volkswagen của Đức (536) và Procter & Gamble Mỹ (410). Trong top 10 chủ đơn, các nước có 2 chủ đơn là Ý, Hà Lan và Hàn Quốc và Mỹ, các nước có 1 chủ đơn là Pháp và Đức. 

Top lĩnh vực đăng ký kiểu dáng quốc tế

Các kiểu dáng liên quan đến thiết bị ghi âm và thông tin (13.6%) chiếm thị phần lớn nhấn trong tổng số các đơn kiểu dáng năm 2019, tiếp theo là nội thất (10.1%); phương tiện giao thông (9.4%); bao gói và thùng hộp (6.4%); và thiết bị chiếu sáng. Trong top 10 nhóm, thiết bị ghi âm và thông tin (tăng 46.4%) và may mặc (tăng 35.1) cho thấy sự phát triển lớn mạnh nhất của 2 lĩnh vực này.

 
Phụ lục 6 - Kiểu dáng quốc tế qua hệ thống La-Hay năm 2019

Tên miền, tranh chấp và hòa giải (Trung tâm trọng tài và hòa giải WIPO)

Chủ sở hữu nhãn hiệu có số vụ việc kỷ lục (3,693) về tranh chấp tên miền tại Trung tâm trọng tài và hòa giải WIPO (WIPO’s Arbitration and Mediation Center) năm 2019. Con số cho thấy các doanh nghiệp đã hành động mạnh mẽ chống lại sự lạm dụng thương hiệu của họ.

Chiếm 76.9%, tên miền “.COM” vẫn là tên miền đăng ký nhiều nhất trong danh sách tên miền cao cấp (generic Top-Level Domain - gTLD). 

Lần đầu tiên, tên miền quốc gia .CN (Trung Quôc) được đăng ký ở WIPO.   

 
Phụ lục 7- Top danh sách tên miền cao cấp (gTLD)

Tranh chấp liên quan đến sáng chế vẫn có số vụ việc nhiều nhất, tiếp theo là công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nhãn hiệu và tranh chấp bản quyền. Các vụ việc tranh chấp bao gồm các giao dịch như thỏa thuận nghiên cứu và phát triển (R&D), thỏa thuận li-xăng sáng chế, thỏa thuận đồng tồn tại nhãn hiệu, thỏa thuận phân phối, thỏa thuận phần mềm, thỏa thuận đồng sản xuất phim, thỏa thuận hiệp hội và thỏa thuận phát sóng thể thao.

Phê chuẩn và tham gia hiệp ước

Năm 2019, WIPO cũng đã nhận được 55 lượt phê chuẩn và gia nhập cho tổng số 26 Hiệp ước, số lượng gia nhập nhiều nhất là từ các nước đang phát triển, một chỉ số quan trọng cho thấy khung SHTT quốc tế phù hợp và phản ánh nhu cầu và lợi ích của tất các các nước, bất kể tình trạng phát triển kinh tế như thế nào. 

Hiệp ước về bản quyền nhận được sự tham gia nhiều nhất, trong đó phải kể đến là Hiệp ước Strasbourgesh - Hiệp ước tạo điều kiện cho những người mù, khiếm thị hoặc những người không đọc được bản in tiếp cận các tác phẩm đã xuất bản. 

Kết quả tài chính tích cực

WIPO là tổ chức tự thu duy nhất trong hệ thống Liên hợp quốc (UN). Với khoảng 29% doanh thu có được từ phí dịch vụ từ các tổ chức thương mại, trường đại học và học viện nghiên cứu có tài sản SHTT cần được phát triển và bảo vệ. Kết quả tài chính sơ bộ năm 2019, doanh thu đạt gần 457.6 triệu Franc Thụy sỹ, tiêu dùng 402.2 triệu Franc Thụy sỹ, và thặng dư 55.4 triệu Franc Thụy sỹ.

Ngoài ra, khoản thu được từ đầu tư năm 2019 lên đến 42.1 triệu Franc Thụy Sỹ. Tổng thặng dư và thu được từ đâu tư là 97.5 triệu Franc Thụy Sỹ. Con số này hiện vẫn đang được kiểm toán tuy nhiên con số thực tế có thể còn cao hơn.

Tình hình tài chính ổn định và trong sạch là kết quả của nhu cầu tăng cao đối với các dịch vụ SHTT cùng với yêu cầu chi tiêu kỷ luật của WIPO. Các chỉ số này đã giúp cho WIPO có vị thế vững vàng trong giai đoạn suy thoái do khủng hoảng Covid gây ra.

Tài liệu tham khảo:
https://www.wipo.int/pressroom/en/articles/2020/article_0005.html
https://www.wipo.int/edocs/infogdocs/en/ipfactsandfigures2019/

Vietthink News