Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi CDVN-002

THẨM QUYỀN

UBND cấp xã/phường/thị trấn

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

 

 

Bước 1:

UBND cấp xã thông báo cho cá nhân/tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ tiến hành ĐKKS cho trẻ

Bước 2:

Điền vào tờ khai xin cấp giấy khai sinh (theo mẫu):

-     Lấy ngày/tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày tháng năm sinh

-     Lấy nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi là nơi sinh

-     Quốc tịch Việt Nam

-     Phần khai về cha/mẹ và dân tộc của trẻ để trống

Bước 3:

UBND cấp xã xem xét hồ sơ và tờ khai (đảm bảo sự hợp lệ)

Bước 4:

-     Từ chối cấp giấy khai sinh (nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thông tin không chuẩn xác)

-     Ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch nêu hồ sơ hợp lệ và thông tin chuẩn xác (ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”)

Bước 5:

Cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Bước 6:

Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.

Bước 7:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

CÁCH THỰC HIỆN

Nộp trực tiếp tại UBND cấp xã

HỒ SƠ

 

 

Số lượng:

01 bộ hồ sơ

Thành phần:

1.   Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu)

2.   Biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi (được lập tại thời điểm UBND cấp xã nhận được thông báo về việc trẻ bị bỏ rơi)

3.   Quyết định của UBND cấp xã về việc giao trẻ cho cá nhân/tổ chức tạm thời nuôi dưỡng

ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

Cá nhân/tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ

PHÍ HÀNH CHÍNH

0 VNĐ    (không đồng)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

-     Thông báo từ chối cấp giấy khai sinh (có nêu rõ lý do)

-     Giấy khai sinh cho trẻ

CĂN CỨ PHÁP LÝ

-     Luật hộ tịch năm 2014

-     Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015