THẨM QUYỀN | UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN | |
| Bước 1: | Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ tại UBND cấp xã |
Bước 2: | Cán bộ tư pháp - hộ tịch tiếp nhận và xem xét hồ sơ |
Bước 3: | Ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch |
Bước 4: | Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục về giám hộ đương nhiên cho người yêu cầu. |
CÁCH THỰC HIỆN | Nộp hồ sơ và thực hiện/giải quyết trực tiếp tại UBND cấp xã |
YÊU CẦU THỰC HIỆN | Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu |
HỒ SƠ | |
| Số lượng: | 01 bộ hồ sơ |
Thành phần: | 1. Tờ khai đăng ký giám hộ (theo mẫu) |
2. Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự |
3. Các văn bản tài liệu thể hiện thông tin về người được giám hộ |
4. Chứng minh nhân dân/sổ hộ khẩu của người giám hộ/yêu cầu (bản sao có chứng thực) |
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN | Cá nhân |
PHÍ HÀNH CHÍNH | 0 VNĐ (không đồng) |
THỜI HẠN THỰC HIỆN | 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và hồ sơ hợp lệ |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN | - Thông báo từ chối việc đăng ký người giám hộ (có nêu rõ lý do) |
- Trích lục nội dung về giám hộ |
CĂN CỨ PHÁP LÝ | - Luật hộ tịch năm 2014 |
- Bộ luật dân sự năm 2005 |
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 |
- Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 |