Thủ tục tự thú

THẨM QUYỀN

Cơ quan điều tra, Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Viện kiểm sát, Công an, Tòa án,...

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

 

 

Bước 1:

Người có hành vi phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền tự mình nhận tội và khai ra các hành động phạm pháp của mình.

Bước 2:

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và tiến hành lập biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú và thu giữ tang vật/phương tiện gây án (nếu có)

Bước 3:

Báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp/thủ trưởng đơn vị

Bước 4:

Đánh giá, xác minh các tình tiết phạm pháp và tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, để tiến hành việc tạm giam, tạm giữ người tự thú và khởi tố vụ án hình sự

Bước 5:

Phải kịp thời ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội (nếu có thể) hoặc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra khác để bảo vệ hiện trường,…

Bước 6:

Thông báo cho thân nhân, chính quyền địa phương và cá nhân/tổ chức có thẩm quyền khác để xử lý và giải quyết

CÁCH THỰC HIỆN

Khai báo trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Người được coi là tự thú khi tội phạm họ thực hiện chưa bị phát hiện nhưng tự đến cơ quan có thẩm quyền (công an, viện kiểm sát, thanh tra...) khai báo hành vi phạm tội của mình và đồng phạm (nếu có)

HỒ SƠ

 

 

Số lượng:

01 bộ hồ sơ

Thành phần:

1.   Cung cấp thông tin cá nhân (theo chứng minh nhân dân/sổ hộ khẩu),…

2.   Tóm tắt hành vi phạm tội, lý do ra tự thú

3.   Cung cấp và nộp lại hung khí/phương tiện gây án (nếu có)

4.   Cung cấp, khai ra các thông tin về đồng phạm (nếu có)

ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

Cá nhân/Đại diện của pháp nhân

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú/ Biên bản bàn giao tang vật/hung khí thực hiện hành vi vi phạm (nếu có)

CĂN CỨ PHÁP LÝ

-     Luật Tố tụng hình sự năm 2015

-     Thông tư Liên tịch số 06/2013-TTLT-BCA-BQP-BNNPTNT-VKSNDTC ngày 2/8/2013