THẨM QUYỀN | Cơ quan điều tra (Điều tra viên) |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN | |
| Bước 1: | Thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm |
Bước 2: | Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tham gia khám nghiệm tử thi như thông báo |
Bước 3: | Mời người làm chứng/người có chuyên môn (bác sỹ pháp y) tham dự và chứng kiến việc khám nghiệm tử thi |
Bước 4: | Chụp ảnh, lưu trữ lại các tài liệu có liên quan đến việc khám nghiệm tử thi |
Bước 5: | Trường hợp cần phải khai quật tử thi (phải có sự đồng ý bằng văn bản của thân nhân) |
Bước 6: | Lập biên bản khám nghiệm tử thi có đầy đủ chữ ký của những người thực hiện và người tham gia/người làm chứng,… |
CÁCH THỰC HIỆN | Tiến hành trực tiếp trên tử thi |
YÊU CẦU THỰC HIỆN | Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y |
HỒ SƠ | |
| Số lượng: | 01 bộ hồ sơ |
Thành phần: | 1. Văn bản thông báo về việc khám nghiệm tử thi gửi Viện kiểm sát và những người bị xem xét |
2. Tài liệu thể hiện các thông tin cá nhân của những người tham gia/người làm chứng/bác sỹ pháp y/người giám định khi khám nghiệm tử thi |
3. Biên bản giao nhận, lưu trữ, niêm phong đồ vật thu giữ được trong quá trình khám nghiệm |
4. Biên bản khám nghiệm tử thi phải có đầy đủ chữ ký của những người tham gia/người làm chứng/người giám định,…. |
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN | Điều tra viên, bác sỹ pháp y/giám định viên (nếu có) |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN | - Biên bản khám nghiệm tử thi |
CĂN CỨ PHÁP LÝ | - Luật Tố tụng hình sự năm 2015 |
- Thông tư số 41/2009/TT-BCA-V19 ngày 2/7/2009 |