Thủ tục bắt khám xét

THẨM QUYỀN

Cơ quan điều tra (Điều tra viên, Cảnh sát hình sự)

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

 

 

Bước 1:

Thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành thực hiện việc bắt, khám xét, để cùng tham gia

Bước 2:

Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tham gia thực nghiệm như thông báo, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản

Bước 3:

Mời người làm chứng/người có chức sắc trong chính quyền cơ sở) tham dự và chứng kiến việc bắt, khám xét

Bước 4:

Khi thực hiện việc bắt người theo diện truy nã hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cán bộ thực hiện phải lập biên bản và mọi người tham gia ký tên vào biên bản

Bước 5:

Lập biên bản kết thúc việc bắt, khám xét, có đầy đủ chữ ký của những người thực hiện và người tham gia/người làm chứng,…

CÁCH THỰC HIỆN

Tiến hành trực tiếp tại hiện trường trong tình huống của một sự việc nhất định, có liên quan trực tiếp đến việc phạm tội

YÊU CẦU THỰC HIỆN

Nghiêm cấm việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác

HỒ SƠ

 

 

Số lượng:

01 bộ hồ sơ

Thành phần:

1.   Văn bản thông báo, phê chuẩn về việc bắt, khám xét

2.   Tài liệu thể hiện các thông tin cá nhân của những người tham gia/người làm chứng trong quá trình bắt khám xét

3.   Biên bản thu giữ tài sản, tài liệu, phương tiện… có đầy đủ chữ ký của những người tham gia/người làm chứng

ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

Cảnh sát hình sự, Điều tra viên, bộ đội, kiểm sát viên/người có chuyên môn khác

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

-     Biên bản thực hiện việc bắt khám xét

CĂN CỨ PHÁP LÝ

-     Luật Tố tụng hình sự năm 2015