Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Để đáp ứng các yêu cầu về phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, đặc biệt là những sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cụ thể là các quy định liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các phân tích dưới đây sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp và người có quyền lợi liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có thêm hiểu biết về vấn đề này.
 
1. Quy định bổ sung về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Bộ luật hình sự năm 1999, bổ sung năm 2009 chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, pháp nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nguồn gốc của quy định này xuất phát từ quan điểm cho rằng pháp nhân là do con người lập ra và mọi hoạt động của nó, kể cả những hoạt động vi phạm pháp luật, đều là do những con người cụ thể quyết định. Vì vậy, pháp nhân không thể và không bao giờ có lỗi. 

Tuy nhiên, việc không quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân đã không thể giải quyết một cách triệt để những hành vi vi phạm của pháp nhân hiện nay, đặc biệt là các vụ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho kinh tế, môi trường và sức khỏe cộng đồng, điển hình như vụ việc Công ty Vedan, Công ty Fosmosa…Các biện pháp hành chính và bồi thường thiệt hại áp dụng đối với pháp nhân thường tỏ ra bất cập, kém hiệu quả, không có tác dụng răn đe và không bảo vệ được thỏa đáng quyền lợi của người bị thiệt hại.

Vì vậy, BLHS năm 2015, bổ sung sửa đổi năm 2017 đã bổ sung quy định pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự của các nhân. Cụ thể, pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ tất cả các điều kiện sau :
  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
  • Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, BLHS bổ sung sửa đổi năm 2017 cũng quy định phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, ví dụ như các tội buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; trốn thuế; thao túng thị trường chứng khoán; gây ô nhiễm môi trường; hủy hoại nguồn lợi thủy sản; hủy hoại rừng…

Ngoài phạm vi trách nhiệm hình sự đối với các tội nêu trên, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hai (02) tội: tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS 2015, bổ sung sửa đổi 2017) và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS 2015, bổ sung sửa đổi 2017). 

2. Bổ sung quy định về dấu hiệu định tội đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
BLHS 1999, sửa đổi 2009 quy định người nào thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc quyền sở hữu công nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi xâm phạm này có quy mô thương mại. Tuy nhiên, “quy mô thương mại” cụ thể như thế nào lại chưa được quy định cũng như giải thích rõ ràng và cụ thể trong các văn bản dưới luật, vì vậy, việc áp dụng quy định này trên thực tế gặp phải rất nhiều lúng túng.

BLHS 2015, bổ sung sửa đổi 2017 vẫn giữ lại dấu hiệu định tội là “quy mô thương mại” nhưng ngoài ra có bổ sung quy định cụ thể về các dấu hiệu định tội khác, cụ thể là thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan/chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý hoặc giá trị hàng hóa vi phạm. Các hành vi xâm phạm chỉ bị xử lý khi thỏa mãn một trong các điều kiện này, cụ thể như sau:
   
Các quy định mới bổ sung và sửa đổi cũng xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc quyền sở hữu công nghiệp chỉ bị coi là tội phạm khi chủ thể “cố ý” thực hiện các hành vi này.  Đây là quy định mới so với quy định tại BLHS năm 1999, bổ sung năm 2009 chỉ đề cập đến hành vi xâm phạm mà không chú ý đến yếu tố lỗi cố ý  hay vô ý.

Tuy nhiên, các quy định sửa đổi bổ sung theo Bộ Luật dân sự bổ sung sửa đổi 2017 liên quan đến tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mới chỉ áp dụng cho hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là chưa có quy định/quy định phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích… 

3. Sửa đổi, bổ sung quy định đối với các tội liên quan đến hàng giả
     
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 BLHS 2015, bổ sung sửa đổi 2017) Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193 BLHS 2015, bổ sung sửa đổi 2017) Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194 BLHS 2015, bổ sung sửa đổi 2017) Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195 BLHS 2015, bổ sung sửa đổi 2017)

Bổ sung, cụ thể hóa các trường hợp, mức độ vi phạm Bổ sung, cụ thể hóa các trường hợp, mức độ vi phạm Trước đây gộp chung với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, nay tách thành điều khoản riêng với các quy định về trường hợp, mức độ vi phạm cụ thể hơn Bổ sung, cụ thể hóa các trường hợp, mức độ vi phạm

Mức hình phạt cao nhất tăng từ 10 năm tù lên 15 năm tù Mức hình phạt cao nhất giảm từ tử hình xuống chung thân Mức hình phạt cao nhất là tử hình, không thay đổi Mức hình phạt cao nhất tăng từ 15 năm tù lên 20 năm tù

Bổ sung các quy định về hình phạt đối với pháp nhân vi phạm, trong đó mức phạt cao nhất lên đến 9 tỷ đồng, ngoài ra pháp nhân vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động, cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong thời hạn nhất định Bổ sung các quy định về hình phạt đối với pháp nhân vi phạm, trong đó mức phạt cao nhất lên đến 18 tỷ đồng, ngoài ra pháp nhân vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động, cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong thời hạn nhất định Bổ sung các quy định về hình phạt đối với pháp nhân vi phạm, trong đó mức phạt cao nhất lên đến 20 tỷ đồng, ngoài ra pháp nhân vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động, cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong thời hạn nhất định Bổ sung các quy định về hình phạt đối với pháp nhân vi phạm, trong đó mức phạt cao nhất lên đến 15 tỷ đồng, ngoài ra pháp nhân vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động, cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong thời hạn nhất định

Chúng tôi cho rằng các sửa đổi, bổ sung nêu trên là thỏa đáng và phù hợp với công cuộc phòng chống tội phạm về sở hữu trí tuệ và hy vọng các hành vi xâm phạm về sở hữu công nghiệp trong thời gian tới sẽ được xử lý kịp thời, triệt để nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức liên quan, góp phần thúc đẩy sự giao lưu, phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa của nước ta trong cuộc cách mạng công nghiệp mới trên toàn cầu./. 

Phùng Thị Hương Giang
Công ty Luật TNHH Vietthink
 
#boluathinhsu #xulyxampham #viphamquyen #sohuutritue #trachnhiemhinhsu #intellectualproperty #vietthink #ipagent