Hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Theo kết quả của cuộc khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện và công bố ngày 23/02/2016, hiện đang có trên 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây là tỷ lệ cao so với các quốc gia khác, thể hiện sức hút đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.


Các doanh nghiệp Nhật Bản đang là một trong những nhà đầu tư nước ngoài quan trọng của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Theo ông Atsusuke Kawada, Trưởng Đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội, trong số 557 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam tham gia khảo sát, năm 2015, có 58,8% doanh nghiệp làm ăn có lãi, số doanh nghiệp báo lỗ chiếm 26,2%, tăng 1,3% so với năm 2014.


Mặc dù vậy, hơn 60% doanh nghiệp khẳng định vẫn tiếp tục có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất và tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng. Lý do chính để mở rộng kinh doanh được 85% doanh nghiệp cho rằng để tăng doanh thu. Trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc chỉ đạt 38,1%, tại Thái Lan là 49%, tại Malaysia là 44,6%...

 


Đánh giá về lợi thế môi trường đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản đều cho rằng Việt Nam có lợi thế chi phí nhân công giá rẻ, tình hình chính trị - xã hội ổn định, quy mô thị trường lớn, khả năng tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu đầu tư tại Việt Nam và những lợi thế mà thị trường Việt Nam đang có, hiện những doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với những rủi ro như hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và thay đổi liên tục, việc thi hành pháp luật thiếu minh bạch, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp… Chính những rủi ro này đã khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong quá trình tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.

Với kinh nghiệm tư vấn lâu năm trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Vietthink đã được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng lựa chọn làm đơn vị tư vấn pháp lý và đã tư vấn thành công nhiều thương vụ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại các Khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp tại Việt Nam, như Sumitomo Electric Industries, Ltd., Công ty TNHH Linh kiện điện tử SEI (Việt Nam) (SEEV), Công ty cổ phần Yanoken Consulting, HUMA Medical, Sumiden… Tiến sỹ, Luật sư Lê Đình Vinh – Giám đốc Công ty Luật Vietthink – đồng thời là uỷ viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, là người hiểu rất rõ về văn hoá, con người và tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật vì đã có thời gian dài tu nghiệp tại Nhật Bản. Do vậy, các doanh nghiệp Nhật rất tin tưởng vào sự tư vấn và hỗ trợ về mặt pháp lý của Vietthink.

Về kỳ vọng khi Hiệp định TPP có hiệu lực, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ Việt Nam”, trong đó tập trung vào việc thuận lợi hóa thương mại, thuế quan và thủ tục hành chính.

Vietthink News.