VIETTHINK THAM DỰ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA HIỆP HỘI SỞ HỮU TRÍ TUỆ ASEAN 2023 [ASEAN IPA 2023]

Hội nghị thường niên IPA ASEAN 2023 được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 17-18 tháng 3 năm 2023 với chủ đề “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc xây dựng và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) – Những thách thức mà chủ sở hữu tài sản SHTT ASEAN phải đối mặt”. Đại diện Vietthink – thành viên của Hiệp hội có bà Dương Vân Anh (Luật sư Sáng chế & Nhãn hiệu) và bà Nguyễn Thanh Hà (Luật sư) thamdự Hội nghị.



Trong ngày 17 tháng 3 năm 2023, các thành viên tham dự hội nghị đã được nghe Báo cáo thường niên từ Chủ tịch IPA ASEAN – Bà Darani Vachanavuttivong, Báo cáo Tài chính thường niên, Báo cáo của Nhóm Myanmar và giới thiệu Ban lãnh đạo mới nhiệm kỳ 2023-2025. Cùng ngày, tất cả thành viên tham dự đã tham gia Tiệc chào mừng và chia sẻ kiến ​​thức về SHTT cũng như cập nhật, trao đổi về các vấn đề SHTT ở nhiều quốc gia.

Ngày 18 tháng 3 năm 2023, các diễn giả đến từ các Đại diện, hãng luật quốc tế đã trao đổi, thảo luận về một số chủ đề liên quan đến bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ trong Công nghiệp 4.0.  
Bắt đầu Hội nghị là Chủ đề “Công nghiệp 4.0 là gì và tác động của nó đối với Chủ sở hữu tài sản SHTT và Người hành nghề SHTT tại các nước ASEAN?”.
Chủ đề đã cho thấy các yếu tố chính của Cách mạng Công nghiệp 4.0, tầm quan trọng của Trí tuệ nhân tạo (AI) và Điện toán biên, và AI và Điện toán biên có thể giúp gì cho Chủ sở hữu tài sản SHTT và Người hành nghề SHTT?

 

Chủ đề 2 tập trung vào mối liên hệ giữa SHTT với việc bảo vệ dữ liệu. Đặc biệt, chủ đề đặt ra một số câu hỏi như “Phần mềm máy tính có đáp ứng được định nghĩa về sáng tạo hay không”; “Việc xử lý thông tin bằng phần mềm máy tính có thông qua thực tiễn triển khai nguồn dữ liệu của phần cứng không?”, Bảo vệ dữ liệu từ góc độ Luật SHTT?; Bảo vệ dữ liệu từ góc độ Luật an ninh mạng; Bảo vệ dữ liệu từ góc độ Luật giao dịch điện tử; Bảo vệ dữ liệu và SHTT ở Trung Quốc; Sửa đổi Luật Bản quyền, Kiểu dáng công nghiệp và Sáng chế năm 1988 của Vương quốc Anh và giới thiệu “cơ sở dữ liệu” là một loại “tác phẩm văn học” sẽ được bảo vệ bản quyền.

Chủ đề 3 đặt ra câu hỏi liệu Công nghiệp 4.0 có phải là mối đe dọa hiện hữu đối với các khái niệm SHTT truyền thống hay không. Nếu tác giả/chủ sở hữu không phải là đối tượng được pháp luật công nhận thì ai thực sự sở hữu quyền SHTT? Việc cấp bằng sáng chế cho các sản phẩm AI hoặc các phát minh có được nhờ sự hỗ trợ của AI thì như thế nào? Việc thu thập dữ liệu hoặc sử dụng AI phi đạo đức có đáng được bảo hộ quyền SHTT? Vấn đề về việc các tài sản SHTT được tạo ra bởi AI hoặc thậm chí việc AI vi phạm quyền SHTT sẽ được được giải quyết như thế nào?

Chủ đề 4 nêu ra những thách thức trong việc thực thi quyền SHTT trong thế giới kỹ thuật số. Sự gia tăng của các hành vi vi phạm trực tuyến, việc sử dụng tài sản SHTT trong thế giới ảo/vũ trụ ảo mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu, các hành vi vi phạm do sử dụng NFT (tạm dịch là tài sản không thể thay thế) và các vấn đề khác đều đang làm đau đầu những người khởi kiện và người thực thi quyền SHTT. Nếu đổi mới và SHTT được cho là động lực kinh tế của Công nghiệp 4.0 thì các kỹ thuật và tiêu chí mới để định giá những tài sản SHTT đó là gì? WIPO đã làm gì để phát triển hơn nữa khía cạnh vốn là chìa khóa quan trọng để thương mại hóa tài sản SHTT?

Chủ đề 5 thảo luận về Định giá tài sản SHTT và Công nghiệp 4.0 (và giới thiệu Chương trình Định giá tài sản SHTT của WIPO). Hội nghị thường niên IPA Asean 2023 khép lại bằng một buổi Gala Dinner vui vẻ và đầm ấm.



Các thành viên tham dự đã gặp gỡ để chia sẻ những khoảnh khắc ý nghĩa bên nhau. Hội nghị IPA ASEAN một lần nữa đã kết nối tất cả những Người hành nghề SHTT ASEAN sau Đại dịch Covid để xây dựng một cộng đồng SHTT vững mạnh hơn bao giờ hết. Chúng tôi rất mong chờ Hội nghị thường niên IPA ASEAN lần thứ 26.


Một số hình ảnh về Hội nghị thường niên ASEAN IPA 2023


 Vietthink News.