LƯU Ý ĐẶC BIỆT KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA THEO ĐẠO HỒI
Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm phổ biến trên thế giới, nhưng với người Hồi giáo, vì lý do văn hóa và tôn giáo, thịt lợn là điều cấm kỵ. Bên cạnh đó, Luật Hồi giáo cũng nghiêm cấm uống rượu, các đồ uống có cồn và các thức uống lên men kể cả khi chế biến thực phẩm với các loại đồ uống có cồn. 



(Nguồn: Vietthink)

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cụ thể là nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, mặc dù hầu hết các Quốc gia theo Đạo Hồi đều áp dụng Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước NICE (NCL) giống như Việt Nam và phần lớn các Quốc gia trên thế giới, nhưng tại một số Quốc gia theo Đạo Hồi, nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ cho sản phẩm “thịt lợn, đồ ăn trên cơ sở thịt lợn hoặc có thành phần thịt lợn” (Nhóm 29) hay “đồ uống có cồn, các chế phẩm có cồn dùng để làm đồ uống” (Nhóm 33), “đồ uống có cồn” (Nhóm 32). Đặc biệt hơn, theo quy định tại Ả-rập-xê-út và Libia, ngoài các hàng hoá trên, sản phẩm “cây thông noel và các sản phẩm liên quan” (Nhóm 28) cũng không được chấp nhận bảo hộ. 

QUỐC GIA

SẢN PHẨM KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ

Sudan

Iran

Gaza

Nhóm 32: Sản phẩm có cồn
Nhóm 33: Đồ uống có cồn, trừ bia; Các chế phẩm có cồn dùng để làm đồ uống.


Quatar

UAE

Yemen

Kuwait

Nhóm 29: Thịt lợn, các sản phẩm trên cơ sở thịt lợn hoặc có thành phần thịt lợn.

Nhóm 32: Sản phẩm có cồn

Nhóm 33: Ðồ uống có cồn, trừ bia; Các chế phẩm có cồn dùng để làm đồ uống.

Ả-rập-xê-út

Libia

Nhóm 28: Cây thông noel và các sản phẩm liên quan.

Nhóm 29: Thịt lợn, các sản phẩm trên cơ sở thịt lợn hoặc có thành phần thịt lợn.

Nhóm 32: Sản phẩm có cồn.

Nhóm 33: Ðồ uống có cồn, trừ bia; Các chế phẩm có cồn dùng để làm đồ uống.

Năm 2020, UAE đã có những sửa đổi lớn trong LuậtLiên bang, trong đó có quy định về việc cho phép khách du lịch được mua đồ uốngcó cồn tại các cửa hàng chỉ định. Vì vậy, mặc dù các sản phẩm rượu, sản phẩm cócồn không được bảo hộ đăng ký nhưng cơ quan thực thi UAE cũng đã bắt đầu nới lỏngquy định cho phép dịch vụ “Quán bar” (Nhóm 43) được bảo hộ tại UAE.

Không phải Quốc gia theo Đạo Hồi nào cũng có quy địnhnày. Tại Bahrain, Irag, Jordan, Oman,… việc nộp đơn, đăng ký cho các sản phẩmnêu trên vẫn có thể được thực hiện.

Tàiliệu tham khảo:

https://bsabh.com/alcohol-and-trademarks-practice-in-uae/

https://www.sabaip.com/jurisdiction/intellectual-property-rights-in-libya/

Nguyễn Hoa Lê – Luật sư tư vấn Nhãn hiệu, PhòngSHTT - Công ty Luật TNHH Vietthink