Tin Liên Quan
Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Ai là người đăng ký hàng loạt các nhãn hiệu theo tên Youtube của các Youtuber nổi tiếng?

Sau hiện tượng nhãn hiệu " " đã rất nổi tiếng trên Youtube với gần 2 triệu lượt theo dõi "  " bị mất nhãn hiệu vì nhãn hiệu này đã được Công ty TNHH truyền thông và công nghệ ASM đăng ký ngày 15/04/2021 theo Giấy chứng nhận đăng ký số 384530 cho các dịch vụ “Sản xuất phim trừ phim quảng cáo; dàn dựng chương trình truyền hình; dịch vụ giải trí; phóng viên ảnh; trình diễn sân khấu; cung cấp viđeo trực tuyến, không tải về”, tiếp tục nhãn hiệu “PEWPEW” theo kênh "  " với hơn 3.6 triệu lượt theo dõi cũng đã bị một cá nhân có tên “Nguyễn Xuân Huy” địa chỉ tại “Khu 5, xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ theo đơn số 4-2021-07013 ngày 02/03/2021 cho các dịch vụ “Dịch vụ giải trí; dịch vụ cung cấp các thông tin giải trí thông qua việc đăng trên các trang mạng xã hội (facebook, zalo, youtube, viber, twitter, instagram); làm videos (không phải video quảng cáo); sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình; giải trí trên truyền hình, giáo dục”chủ đơn Nguyễn Xuân Huy không phải chủ sở hữu thực sự đang phát triển kênh này.

Như tác giả có tìm hiểu thêm, ngoài nhãn hiệu PEWPEW, “Nguyễn Xuân Huy” địa chỉ tại “Khu 5, xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” còn nộp một loạt các đơn nhãn hiệu khác đều là tên của các kênh Youtube nổi tiếng với hàng triệu lượt theo dõi, cụ thể như sau:


Ngoài chủ đơn Nguyễn Xuân Huy, còn có chủ đơn khác là Nguyễn Xuân Phương địa chỉ tại “Khu 10, Xã Chí Tiên, Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ” cũng đã nộp loạt đơn đăng ký nhãn hiệu của các kênh xã hội nổi tiếng:



Các nhãn hiệu nêu trên đều là các trang Youtube nổi tiếng với hàng triệu lượt theo dõi, ví dụ như " " , "" , "" , "","" , " , "  " , " " " . ....

Câu hỏi đặt ra là:

1. Chủ đơn có tên “Nguyễn Xuân Huy” hay “Nguyễn Xuân Phương” hay các chủ đơn khác có quyền nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu nêu trên với Cục Sở hữu trí tuệ không?

Chúng tôi khẳng định rằng việc chủ đơn là Nguyễn Xuân Huy hay Nguyễn Xuân Phương nộp đơn đăng ký các nhãn hiệu nêu trên tại Việt Nam là KHÔNG SAI và có quyền làm việc này. Theo quy định của khoản 1 Điều 87 Luật SHTT hiện hành, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Hơn nữa, Việt Nam áp dụng “nguyên tắc nộp đơn đầu tiên” (first-to-file principle), do đó, cá nhân/pháp nhân nộp đơn nhãn hiệu trước thì có quyền trước đối với nhãn hiệu đó.
Tức là hiện không có quy định nào ngăn cản việc chủ đơn có tên Nguyễn Xuân Huy hay Nguyễn Xuân Phương nộp đơn đăng ký các nhãn hiệu nêu trên tại Việt Nam.

2. Nếu không phải là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu, mục đích của việc chủ đơn có tên “Nguyễn Xuân Huy” hay “Nguyễn Xuân Phương” nộp đơn đăng ký các nhãn hiệu này để làm gì?

Theo quy định của Luật SHTT hiện hành, nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của chủ sở hữu này với chủ sở hữu khác và việc nộp đơn đăng ký để bảo hộ nhãn hiệu là để độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho các sản phẩm/dịch vụ đăng ký tại Việt Nam. Trong trường hợp chủ đơn Nguyễn Xuân Huy là chủ sở hữu thực sự của các nhãn hiệu nêu trên, việc đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu này là hoàn toàn hợp pháp, đáng khuyến khích và cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để bảo vệ quyền lợi của mình tại Việt Nam.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, nếu chủ đơn là Nguyễn Xuân Huy hay Nguyễn Xuân Phương chỉ nộp 01 hoặc 02 đơn nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó lại trùng với 01 hay 02 tên của trang Youtube nổi tiếng, điều này có thể được tạm hiểu là trùng hợp một cách ngẫu nhiên. Tác giả bài viết cho rằng trường hợp chủ đơn là Nguyễn Xuân Huy và Nguyễn Xuân Phương nộp một loạt các nhãn hiệu trùng tên với các trang Youtube của các Youtuber nổi tiếng, được đại diện bởi 01 đại diện Sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn, chắc chắn KHÔNG PHẢI TRÙNG HỢP NGẪU NHIÊN, mà là một sự cố ý trong phạm vi khuôn khổ có hiểu biết nhất định về luật SHTT. Về mục đích của hành động này, tác giả bài viết cho rằng hành động này có thể được hiểu theo 02 cách như sau:
  • Theo một cách hiểu tích cực, đây là một hành động được thực hiện với mục đích cảnh báo và cảnh tỉnh các Youtuber về việc cần phải nhận biết được quyền của mình đối với các kênh mà mình đang phát triển, đồng thời, nhanh chóng bảo vệ quyền SHTT của chính mình; hoặc
  • Theo một cách hiểu không tích cực, đây là một hành động nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ nhưng không phải do mình cung cấp, cố tình chiếm giữ nhãn hiệu của người khác mà chưa được đăng ký với Cục SHTT nhằm mục đích cá nhân khác.
Cho dù với mục đích nào đi nữa, các chủ sở hữu đích thực của các kênh Youtube nêu trên, tại thời điểm hiện tại, cũng sẽ không thể đăng ký được các nhãn hiệu của mình vì nếu nộp đơn đăng ký chắc chắn sẽ bị từ chối vì bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được chủ đơn là Nguyễn Xuân Huy hay Nguyễn Xuân Phương nộp đơn. Các chủ sở hữu đích thực này bắt buộc phải liên hệ với chủ đơn là Nguyễn Xuân Huy hay Nguyễn Xuân Phương để đàm phán tìm phương án để đề nghị chuyển nhượng nhãn hiệu cho mình?!?

3. Các chủ sở hữu thực sự có thể thực hiện những việc gì để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình khi bị một bên khác nộp đơn nhãn hiệu của mình?

Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu tại Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:

Các đơn nhãn hiệu nêu trên của chủ đơn Nguyễn Xuân Huy hay Nguyễn Xuân Phương đang trong giai đoạn thẩm định nội dung (theo quy định sẽ được thẩm đinh trong thời gian 09 tháng kể từ ngày được công bố). Cũng theo quy định hiện hành, trong thời gian 09 tháng này (hoặc từ khi đơn nhãn hiệu được công bố cho đến trước thời điểm đơn nhãn hiệu có kết quả thẩm định nội dung), bất kì bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến phản đối việc bảo hộ nhãn hiệu đã nộp mà nhận thấy việc bảo hộ (nếu có) sẽ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (1)
Do đó, với riêng trường hợp này, chủ sở hữu đích thực, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cần phải cân nhắc càng sớm càng tốt việc tiến hành nộp đơn phản đối cấp văn bằng các nhãn hiệu đã nộp của Nguyễn Xuân Huy hay Nguyễn Xuân Phương. Việc nộp phản đối là để thể hiện quan điểm của chủ sở hữu đích thực rằng việc nộp đơn đăng ký của những chủ đơn như Nguyễn Xuân Huy hay Nguyễn Xuân Phương,  mặc dù là không có quy định cấm, nhưng thể hiện ý chí cố tình chiếm giữ và không lành mạnh trong mục đích nộp đơn đăng ký và cũng để Cục SHTT có thêm căn cứ và chứng cứ để xác minh trong khi thẩm định nội dung đơn đăng ký. 
Đối với trường hợp tương tự với kênh TAM MAO TV, rất tiếc là nhãn hiệu TAM MAO TV không còn trong giai đoạn thẩm định khả năng đăng ký và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì việc phản đối đề cập nêu trên là không thể thực hiện được nữa. Tại thời điểm này, mặc dù cũng còn nhiều trở ngại và khó khăn, chủ sở hữu đích thực của kênh TAM MAO TV có thể cân nhắc các phương án chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đã được bảo hộ theo quy định tại Điều 95 Luật SHTT hiện hành. (2)

4. Các chủ sở hữu các kênh giải trí cần ý thức việc gì trước khi đưa kênh của mình ra công bố? 

Câu hỏi này là câu hỏi mà thường khi đưa kênh giải trí công bố với công chúng, các chủ sở hữu đích thực thường chưa để ý đến hoặc chưa nghĩ đến trước đây. Phải cho đến gần đây, khi có một số trường hợp đáng tiếc xảy ra, các chủ sở hữu mới dần quan tâm đến vấn đề này, đó là đăng ký bảo hộ độc quyền tên trang (nhãn hiệu) của mình cho các dịch vụ cung cấp.
Việc đầu tiên các chủ sở hữu các kênh này cần phải xem xét tên mà mình lựa chọn có bị coi là xâm phạm quyền đối với đối tượng Sở hữu trí tuệ nào đang được bảo hộ tại Việt Nam hay không. Điều này có nghĩa là cần phải kiểm tra tên kênh (hay còn được quy định của Luật SHTT gọi là nhãn hiệu) có khả năng bảo hộ được không. Nếu nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ thì cần phải tìm một tên khác, nếu có khả năng bảo hộ thì cần phải tiến hành các việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay lập tức. Việc đăng ký nhãn hiệu có thể được thực hiện bởi chủ sở hữu hoặc qua một đại diện Sở hữu công nghiệp đã được đăng ký với Cục SHTT để đăng ký nhãn hiệu cho mình. Nếu chưa có hiểu biết về lĩnh vực này, tác giả cho rằng nên tìm đến một đại diện Sở hữu công nghiệp để tư vấn và thay mặt mình thực hiện công việc này.
Ngoài ra, các chủ sở hữu cũng cần lựa chọn nhãn hiệu sao cho không bị từ chối, ví dụ như:
  • Nhãn hiệu bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ - kể cả khi có kèm theo chữ số không có khả năng đăng ký. Đây là trường hợp tác giả rất hay gặp trong quá trình tư vấn, các chủ sở hữu cần phải lưu ý điều này. Ví dụ như dấu hiệu là “CL” hoặc “AX” hoặc “TG” hoặc “TH12”… không có khả năng đăng ký nhưng “CVC” hoặc “TXT” hoặc “KHK12”… thì được định nghĩa là nhãn hiệu và có thể được bảo hộ nếu được coi là không tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nào khác đã được nộp đơn/bảo hộ trước đó;
  • Nhãn hiệu không mô tả cho lĩnh vực hoạt động kinh doanh hoặc mô tả cho dịch vụ kinh doanh, ví dụ như nhãn hiệu “cam” cho dịch vụ mua bán cam, hoặc nhãn hiệu “sạch sẽ thoáng mát” cho sản phẩm “nước lau nhà”…;

Thực tế có rất nhiều lưu ý khi lựa chọn nhãn hiệu, người đọc có thể tham khảo đường dẫn phân tích về một số vấn đề pháp lý khi lựa chọn và đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để có được chi tiết:


Nói tóm lại, trong thời đại 4.0 hiện nay, đặc biệt là trong môi trường số, để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình, trước khi tiến hành bất kì các việc kinh doanh và kiếm lợi nhuận trên môi trường Internet, các cá nhân/pháp nhân cần phải thật sự đưa lên danh sách công việc cần làm đầu tiên là quan tâm đến các quy định của pháp luật nói chung và quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Việc này để tránh việc vô tình xâm phạm quyền đối với bên nào khác và cũng để mặc áo giáp bảo vệ mình trước những rủi ro có thể gặp phải và thật sự đáng tiếc như các trường hợp được nêu trong bài viết. Cũng tại bài viết này, tác giả rất phản đối các hành vi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với mục đích chiếm đoạt của một số cá nhân/pháp nhân vì bất kì lý do nào. Đồng thời, tác giả cũng kêu gọi sự chung tay của các đại diện SHCN, với nhận thức cao về SHTT, nên đưa ra các tư vấn phù hợp hơn khi đại diện cho khách hàng đăng ký nhãn hiệu, đặc biệt khi khách hàng chỉ định mình làm đại diện SHCN thực hiện thủ tục đăng ký cho các nhãn hiệu mang tính chất chiếm giữ tương tự như trường hợp bài viết đã nêu. Các đại diện SHCN nên là những đơn vị đi đầu trong việc nâng cao nhận thức của con người về SHTT và đóng góp một phần không nhỏ để tạo dựng một môi trường kinh doanh số trong, sạch và văn minh./.
Dương Thị Vân Anh – Công ty Luật TNHH Vietthink./.
--------------------------------------------------------
(1) Điều 112 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019: Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ: Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh

(2) Điều 95 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019: Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây: 
a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.


Cập nhật: 06/07/2021
Lượt xem:9271