Ngày 25/4/2019, Chính phủ ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “Tín dụng đen” với các nội dung đáng chú ý sau:
Thứ nhất, theo Chỉ thị của Thủ tướng, để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với vi phạm liên quan đến “tín dụng đen” góp phần đảm bảo an ninh trật tự, Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện các nhiệm vụ:- Quản lý nội dung quảng cáo đăng tải trên báo chí, môi trường mạng, không cho đăng tải, xóa các bài viết quảng cáo trái phép liên quan đến "tính dụng đen";
- Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc thu hồi về kho số viễn thông đối với các thuê bao thực hiện nhắn tin, đăng tin liên quan đến "tín dụng đen", vay vốn không đúng quy định...
Thứ hai, Thủ tướng chỉ thị Bộ Công an thực hiện các công tác sau:- Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương làm tốt công tác phòng ngừa xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, phương thức và tác hại của “tín dụng đen”. Đồng thời chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động đề xuất UBND cùng cấp chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thành lập các tổ công tác liên ngành do lực lượng công an làm nòng cốt, tiến hành kiểm tra các cơ sở cầm đồ, cho vay, kinh doanh tài chính,…nhằm phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm;
- Siết chặt việc cấp giấy chứng nhận và tăng cường quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, nhất là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ; xử lý vi phạm, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Mở rộng các đợt tấn công trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc và trên không gian mạng. Đấu tranh quyết liệt các loại tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”; triệt phá các đường dây đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các hình thức huy động vốn, tham gia hụi, họ, biêu phường.
(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)Thứ ba, Thủ tướng chỉ thị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ:- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật về cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, các gói, khoản cho vay ưu đãi đến mọi tầng lớp nhân dân;
- Nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có các chính sách mở rộng, đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng;
- Phát triển các công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô phủ khắp các vùng, miền với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân để góp phần ngăn chặn "tín dụng đen";
- Đẩy mạnh huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, phát huy tiềm năng, nội lực của nền kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính, đơn giản quy trình.
Thứ tư, Thủ tướng đã đưa ra yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ. Cụ thể, Bộ Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm:- Chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an trong việc xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho các cơ sở kinh doanh cầm đồ, đòi nợ;
- Cung cấp thông tin của doanh nghiệp phục vụ công tác điều tra các vụ án hình sự liên quan đến “tín dụng đen”; phối hợp tổ chức hậu kiểm việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh.
Với các chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ đối với các Bộ, ngành, hi vọng trong thời gian tới, hoạt động tín dụng đen sẽ được quản lý chặt chẽ, giảm thiểu các vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen.
Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2019 có hiệu lực từ ngày 25/4/2019.
Vietthink News.