Tin Liên Quan
Quay lại Bản in
Cỡ chữ

CÔNG BỐ BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC MẪU HỢP ĐỒNG PPP VÀ BÁO CÁO HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH MỚI CHO CÁC DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM

Trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực, tăng cường khả năng thích ứng và phát triển bền vững”, VIAC phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) đã tiến hành xây dựng báo cáo rà soát mẫu hợp đồng hợp tác công – tư (PPP) cũng như vấn đề huy động các nguồn lực cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Thông qua chuỗi các hội thảo tham vấn được triển khai trong năm 2022 và 2023, với sự tham gia góp ý của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương, nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài, hiệp hội doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu v.v. nhóm thực hiện các báo cáo này cũng đã tiếp thu và nỗ lực phản ánh phù hợp các thông tin từ thực tiễn triển khai các dự án PPP tại Việt Nam trong thời gian qua; từ đó, đưa ra các biện pháp và đề xuất nhằm hướng tới hoàn thiện hơn nữa cả về cơ chế chính sách, pháp luật cũng như gia tăng hiệu quả triển khai các dự án PPP tại Việt Nam. 

Sau thời gian dự thảo, lấy ý kiến và hoàn thiện, sáng ngày 16/11/2023, VIAC và VCCI phối hợp tổ chức “Hội thảo công bố Báo cáo rà soát các mẫu hợp đồng hợp tác công – tư và Báo cáo huy động nguồn lực tài chính mới cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam”. Hội thảo có sự tham gia của Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); Đại diện USAID; Đại diện các Bộ, Ngành và Địa phương; các hiệp hội, và các chuyên gia trong lĩnh vực PPP.

Ảnh: Hội thảo công bố Báo cáo rà soát các mẫu hợp đồng PPP và Báo cáo huy động nguồn lực tài chính mới cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

Khai mạc Hội thảo, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ: Đây là giai đoạn khó khăn với nền kinh tế chung đặc biệt ở Việt Nam, với nhiều vấn đề trong nội tại nền kinh tế, năng lực cạnh tranh, thể chế. Đối với nhu cầu vốn cho việc phát triển hạ tầng, việc huy động vốn từ khu vực tư nhân đóng vai trò hết sức quan trọng, kỳ vọng cao hơn nếu có cơ chế phù hợp do Việt Nam đang thiếu nhu cầu vốn cho việc phát triển hạ tầng. Để mở rộng nguồn tài chính, phương thức PPP được coi là “ngôi sao hy vọng” của nền kinh tế Việt Nam. Như để thực sự thu hút được sự quan tâm và nguồn lực từ khu vực tư nhân, cần phải xây dựng được niềm tin của Nhà đầu tư vào phương thức này. Vì vậy, việc rà soát các hợp đồng mẫu PPP là  dự án kỹ thuật do VCCI, USAID và VIAC cùng phối hợp thực hiện để tập trung giải quyết vấn đề trên. Việc xây dựng báo cáo không chỉ được thực hiện một các rất kỳ công của nhóm tác gia mà còn có sự tham gia của rất nhiều CQNN, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực PPP, các luật sư, chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Nên các Báo cáo về Rà soát các Mẫu hợp đồng BOT, Hợp đồng BLT và Hợp đồng O&M và Báo cáo Huy động nguồn lực Tài chính mới cho các Dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam là những báo cáo có ý nghĩa, giá trị rất thiết thực. 

Ảnh: Ts. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu khai mạc Hội thảo

Theo Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VCCI), việc xây dựng và hoàn thiện các Mẫu Hợp đồng PPP đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, phân rõ quyền và trách nhiệm của các bên. Nhưng rào cản cho cả phía khu vực công và khu vực tư nhân hiện nay là chưa có quy định đủ chưa tiết và quy định mang tính chỉ dẫn trong Hợp đồng PPP hiện hành. Đặc biệt, hiện mới chỉ cso Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Hợp đồng mẫu BOT, còn các mẫu Hợp đồng BLT, O&M thì chưa có. Báo cáo Huy động nguồn lực Tài chính mới cho các Dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cũng đề cập đến các nội dung liên quan đến vấn đề đấu thầu quyền khai thác các chương trình hiện hữu, việc huy động từ nguồn tài chính từ các nhà đầu tư, các tổ chức, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư cho các dự án PPP. Báo cáo này nhằm góp phần mở ra nhiều cơ hội phát triển cho PPP tại Việt Nam và đang được Chính phủ quan tâm, ủng hộ.

Tại Hội thảo, TS., LS. Lê Đình Vinh, trọng tài viên VIAC, Giám đốc Công ty Luật Vietthink đã đã trình bày Báo cáo Rà soát các Mẫu hợp đồng BOT, Hợp đồng BLT và Hợp đồng O&M. Ông Phan Vinh Quang, Giám đốc dự án AEO (USAID) đã trình bày Báo cáo Huy động nguồn lực Tài chính mới cho các Dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Ts. Ls. Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật Vietthink, Trọng tài viên VIAC, Tác giả của Báo cáo rà soát mẫu hợp đồng PPP trình bày Báo cáo tại Hội thảo

Báo cáo rà soát các mẫu Hợp đồng BOT, Hợp đồng BLT và Hợp đồng O&M ở Việt Nam được thực hiện với mục đích rà soát, đánh giá hiện trạng pháp luật về PPP nói chung và các mẫu Hợp đồng BOT, BLT, O&M áp dụng trong các lĩnh vực hạ tầng giao thông, thoát nước và xử lý chất thải nói riêng, tham khảo kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn triển khai hợp đồng dự án PPP tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, Báo cáo đưa ra khuyến nghị về việc bổ sung, chi tiết hóa các quy định tại mẫu Hợp đồng BOT trong quá trình soạn thảo, đàm phán, ký kết Hợp đồng BOT; đồng thời đưa ra các đề xuất, gợi ý về các tiêu chí xây dựng mẫu Hợp đồng BLT và Hợp đồng O&M trong thời gian tới.

Báo cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
  • Khung pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự án PPP, gồm: khái niệm Hợp đồng dự án PPP; các loại hợp đồng dự án PPP; các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh Hợp đồng dự án PPP; vấn đề ban hành và áp dụng mẫu hợp đồng dự án PPP, từ thực tiễn pháp luật tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.
  • Rà soát các quy định của pháp luật có liên quan và nội dung mẫu Hợp đồng BOT do Bộ Giao thông vận tải ban hành, từ đó đưa ra khuyến nghị về việc bổ sung, chi tiết hóa các quy định tại mẫu Hợp đồng BOT trong quá trình soạn thảo, đàm phán, ký kết các Hợp đồng BOT;
  • Rà soát các quy định của pháp luật có liên quan và dự thảo mẫu Hợp đồng BLT, Hợp đồng O&M do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo năm 2016, từ đó đưa ra các đề xuất, gợi ý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các tiêu chí xây dựng các mẫu Hợp đồng BLT và Hợp đồng O&M trong thời gian tới.

Báo cáo Huy động nguồn lực tài chính mới cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam 

Theo Báo cáo Viễn cảnh cơ sở hạ tầng toàn cầu (Global Infrastructure Outlook) năm 2017, Việt Nam sẽ cần hơn 600 tỷ USD để đạt được các mục tiêu về cơ sở hạ tầng vào năm 2040. Nguồn ngân sách truyền thống sẽ không đủ để giải quyết các nhu cầu tài chính đó. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam hầu hết được đầu tư trực tiếp bởi chính phủ và các cơ quan khác thuộc khu vực công, chẳng hạn như chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước, trong khi sự tham gia của khu vực tư nhân còn hạn chế. Đồng thời, ngân sách Nhà nước phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đang bị giới hạn sau đại dịch Covid-19. Do đó, Chính phủ Việt Nam cần xác định những phương thức mới để huy động nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Tài chính tư nhân bao gồm vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và các khoản vay ngân hàng đang gặp những trở ngại nhất định. Trong thời gian tới, các khoản vay ngân hàng cho các dự án cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ giảm hơn nữa do các ngân hàng đang thắt chặt chính sách cho vay và giảm đầu tư dài hạn. Ở nhiều quốc gia, các khoản vay ngân hàng hầu như chỉ được sử dụng trong giai đoạn xây dựng có rủi ro cao của dự án. Những khoản vay này có thể được thay thế một phần bằng các công cụ tài chính khác sau khi dự án bắt đầu tạo ra tiền mặt.

Các nhà đầu tư tổ chức, bao gồm quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư quốc gia (wealth funds), với mức độ chấp nhận rủi ro thấp và tầm nhìn đầu tư dài hạn, là nguồn tài chính lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia và có thể là nguồn thay thế tiềm năng để tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam một khi có các chính sách, ưu đãi và dự án phù hợp, các nhà đầu tư tổ chức quan tâm đến các tài snar này vì các đặc điểm đầu tư thuận lợi liên quan như cạnh tranh thấpvà dòng tiền ổn định và có thể dự đoán được trong dài hạn, cho phéo cân đối dòng tiền và phòng ngừa rủi ro làm phát. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tổ chức cần các sản phẩm tài chính phù hợp và mô trường thuận lợi cho việc đầu tư của họ.

Trong bối cảnh trên, Việt Nam cần thêm nguồn tài chính trong nước là cơ bản nhưng không đủ. Việt Nam sẽ cần thực hiện các phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường trường để huy động đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng. Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng mô hình AR của Chính phủ và thu hút các nhà đầu tư tổ chức là nguồn tham khảo hữu ích cho các cơ quan trong giải quyết vấn đề huy động nguồn lực tài chính mới.


Ảnh: Phiên thảo luận Góp ý Báo cáo tại Hội thảo.

Sau phần trình bày công bố các Báo cáo tại Hội thảo, các chuyên gia tham gia Hội thảo đã thảo luận góp ý về nội dung báo cáo gồm: Ông Nguyễn Bắc Thuỷ (Trưởng phòng Kinh tế đầu tư và hợp đồng xây dựng – Cục Kinh tế xây dựng Bộ Xây dựng), Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ông Phạm Anh Tuấn (Phó chủ tịch Hội Phap luật xây dựng Viẹt Nam) và Giáo sư, tiến sĩ Trần Chủng (Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam – VARSI).
Các chuyên gia tham gia ý kiến tại Phiên góp ý đều đánh giá rất cao về giá trị đóng góp và tính thực tiễn của các Báo cáo được công bố tại Hội thảo và toàn bộ Hội thảo. Các Báo cáo được công bố là công trình nghiên cứu khoa học mang tính mới, tính thực tiễn rất cao, không chỉ là nguồn quan trọng để các Bộ, Ngành, cơ quan Nhà nước và Nhà đầu tư tham khảo mà còn có thể sử dụng trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

Theo Vietthink News.


Cập nhật: 16/11/2023
Lượt xem:2714