Tin Liên Quan
Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế xuất nhập khẩu.

Sau 4 năm thực hiện Nghị định số 122/2016/NĐ - CP  ngày 01 tháng 9 năm 2016 của chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và 3 năm thực hiện Nghị định số 125/2017/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 122/2016/ NĐ -CP thì mới đây, biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và  mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan tiếp tục được sửa đổi tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ (“Nghị định số 57/2020/NĐ-CP”). Chính sách thuế xất khẩu, nhập khẩu mới sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2020. 

Quá trình thi hành 2 Nghị định cũ đã đạt được những kết quả đáng mong đợi, nhưng song song với kết quả đó vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót khi ứng dựng vào thực tiễn. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế thế giới đang bị tác động nghiêm trọng, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã phải điều chỉnh chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của quốc gia mình để đáp ứng yêu cầu ứng phó dịch bệnh. Vì vậy, ở Việt Nam, việc điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan trong trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP có một số nội dung đáng chú ý như sau: 

Thứ nhất, bổ sung thêm Điều 7b về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020 - năm 2024. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (gọi tắt là sản phẩm CNHT ô tô), quy định về đối tượng áp dụng, điều kiện áp dụng, kỳ xét ưu đãi thuế và hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô… Như vậy sau nhiều năm chờ đợi, chính sách thuế ưu đãi cho ngành công nghiệp hỗ trợ đối với sản xuất, lắp rắp ô tô đã được ban hành. Theo đó, thuế nhập khẩu về mức 0% với nguyên liệu, vật tư, linh kiện sản xuất ô tô mà trong nước chưa sản xuất được, trong giai đoạn 2020 – 2024. Điều này là yếu tố quan trọng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ đối với sản xuất, lắp rắp ô tô. 

 
Nguồn ảnh: Internet

Thứ hai, bổ sung một số nội dung tại Khoản 6, Điều 1 như là: điều kiện đáp ứng của linh kiện ô tô, quy định thêm về trường hợp doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên, doanh nghiệp không phải đăng ký mẫu xe khi tham gia Chương trình, Thủ tục kê khai trên tờ khai hải quan…. Như vậy để khuyến khích sản xuất, lắp ráp các loại xe thân thiện với môi trường, như: xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid..., Nghị định đã bổ sung các loại xe trên vào đối tượng áp dụng chương trình ưu đãi thuế. Đây là loại hình mới xuất hiện trên thị trường, điều này phải để doanh nghiệp sản xuất có thời gian thăm dò thị trường nên các loại xe thân thiện môi trường trên không phải đăng ký mẫu xe khi tham gia chương trình ưu đãi.

Thứ ba, bổ sung khoản 2, Điều 1 với nội dung “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không có tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì người khai hải quan khai mã hàng của hàng hóa xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của hàng hóa đó theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và không phải khai thuế suất trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu” và “ Hàng hóa xuất khẩu thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 không thuộc nhóm có STT 211 của Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định này.”

Như vậy, trường hợp hàng hóa xuất khẩu không có tên trong biểu thuế xuất khẩu thì sẽ áp dụng mã hàng hóa 08 chữ số của hàng hóa đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Quy định mới này giúp tháo gỡ các vướng mắc trên thực tế của nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. 

Thứ tư, Quy định chuyển tiếp đối với trường hợp tham gia Chương trình ưu đãi thuế quy định tại điều 7a Nghị định 125/2017/NĐ-CP. Cụ thể:
  • Doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế theo quy định tại điều 7a Nghị định 125/2017/NĐ-CP trước thời điểm ngày 10/7/2020 không phải đăng ký lại Chương trình ưu đãi thuế và được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2022. Trường hợp thay đổi, bổ sung nhóm xe, mẫu xe, số lượng mẫu xe đã đăng ký khi tham gia Chương trình ưu đãi thuế, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký lại với cơ quan hải quan.
  • Linh kiện tồn kho đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe có Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phát hành trong kỳ xét ưu đãi từ ngày 01/01/2020 trở đi được áp dụng thuế suất 0% nếu đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 57/2020/NĐ-CP. Linh kiện tồn kho đã sử dụng để sản xuất lắp ráp các xe ô tô có phiếu kiểm tra xuất xương phát hành trước ngày 01/01/2020 không được áp dụng thuế suất 0%.
  • Doanh nghiệp thực hiện thủ tục kê khai trên tờ khai hải quan đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo hướng dẫn của cơ quan hải quan và đã đăng ký trước ngày 10/7/2020 thì không phải thực hiện thủ tục kê khai trên tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 57/2020/NĐ-CP.

Nghị định 57/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2020.

Vietthink News.

Cập nhật: 29/06/2020
Lượt xem:8912