Tin Liên Quan
Quay lại Bản in
Cỡ chữ

TẾT 2019: NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH MỚI VỀ TIỀN LƯƠNG NGÀY LỄ, TẾT

Thời gian nghỉ Tết và tiền lương, thưởng dịp Tết là một trong những vấn đề rất được Người lao động quan tâm. Ngày 24/10/2018 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. Nghị định 148/2018/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2018.

Một trong những nội dung đáng chú ý và nhận được nhiều sự quan tâm từ người lao động là quy định mới về tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hàng năm, ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niêm, ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương (Khoản 9 Điều 1 của Nghị định 148/2018/NĐ-CP). Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 những ngày nghỉ mà người lao động vẫn được hưởng lương bao gồm: Ngày nghỉ hàng năm; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc; ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương.

Cụ thể, theo quy định trước đây tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: “2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.”, theo đó, thay vì căn cứ để trả lương cho người lao động trong những ngày nghỉ mà người lao động vẫn được hưởng lương là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, thì từ ngày 15/12/2018, căn cứ xác định tiền lương cho người lao động trong ngày nghỉ có hưởng lương là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.


(Ảnh: Nguồn Internet)

Đồng thời, cũng về vấn đề tiền lương, tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định này đã bổ sung thêm quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo đó, người sử dụng lao động hay người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 hoặc Khoản 2 Điều 43 của Bộ luật lao động 2012 phải có nghĩa vụ bồi thường cho bên kia (người lao động hoặc người sử dụng lao động) một khoản tiền tương ứng, căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP; bãi bỏ Điều 7 và Khoản 1, Khoản 3 Điều 10 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTXH.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2018.

Vietthink News./.
Cập nhật: 25/12/2018
Lượt xem:4218