Tin Liên Quan
Quay lại Bản in
Cỡ chữ

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT NAM.

Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi với gần 100 triệu dân. Trong ba thập kỷ qua, Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững (tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6,2%/năm từ năm 2002 đến năm 2022, GDP bình quân đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD cùng với nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng (World bank, 2024). Khi nền kinh tế tiếp tục phát triển, điều này tạo ra gia tăng nhu cầu về năng lượng, vì tăng trưởng kinh tế phần lớn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng đa dạng. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ năng lượng là khoảng 9,5%/năm (Phung Thanh Binh, 2011). Năm 2016-2017, mức tiêu thụ năng lượng của Việt Nam được ghi nhận ở mức hơn 184 tỷ kWh/năm. Tuy nhiên hệ thống điện quốc gia hiện chỉ có thể tạo ra khoảng 170 tỷ kWh điện mỗi năm theo báo cáo của Tập đoàn điện lực quốc giá Việt Nam (EVN, 2018). Về quy hoạch tổng thể phát triển điện lực, gọi tắt là PDMPVII, sửa đổi ban hành tháng 3 năm 2016 (“PDMP VII sửa đổi”), đến năm 2025, cả nước sẽ cần sản lượng điện khoảng 400 tỷ kWh/năm và đến năm 2030 sản lượng điện đạt hơn 570 tỷ kWh/năm (Thủ tướng chính phủ-TTCP, 2016). 

Theo báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT) công bố ngày 30/6/2019, sản lượng điện của Việt Nam đạt khoảng 60.000MW vào năm 2020 với sự đóng góp chủ yếu của thủy điện và nhiệt điện (MOIT,2019). Tổng cộng, hai nguồn điện này chiếm khoảng 87,7% tổng công suất điện tại Việt Nam năm 2020 trong khi các loại nhà máy thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo khác chiếm 9,9% còn lại và 2,4% còn lại là nhập khẩu. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển điện lực quốc gia VII sau này là VIII (“PDP VII”) sửa đổi giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng điện lên 129.500MW vào năm 2030. Tỷ lệ nguồn điện được điều chỉnh để giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện truyền thống các nguồn nhiên liệu (ví dụ như thủy điện và than đá) và tăng công suất sẵn có của các dự án năng lượng tái tạo và đốt khí. Tuy nhiên, thị phần của năng lượng truyền thống vẫn chiếm phần lớn thị trường. Theo Bộ Công Thương, năm 2023 Việt Nam có thể thiếu điện 12 tỷ kWh. Bộ Công Thương đề xuất rằng việc thúc đẩy năng lượng tái tạo cần tiếp tục là ưu tiên trong những năm tới để giải quyết tình trạng thiếu năng lượng của đất nước (ibid). Gần đây nhất vào ngày 9 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn 693/TTg-CN gửi Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung (i) công suất điện gió 6.830MW; và (ii) 90 dự án điện gió mới trong PDPVII (TTCP,2020). Danh sách các dự án này được nêu trong công văn số 1931/BCT-DL ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ (MOIT, 2020). Dưới đây là tỷ lệ chi tiết liên quan năng lượng dự kiến trong QHĐVII, VIII tính đến năm 2030:

Nguồn năng lượng

Tỷ trọng

Hydropower 

16,9%

Nhiệt điện (từ than)

42,6%

Điện khi         

14,7%

Năng lượng tái tạo (gió, mặt trời)

21%

Năng lượng nguyên tử         

3,6%

Năng lượng nhập khẩu        

1,2%

Tổng số          

100%


Bảng 1: Phẩn bổ chi tiết nguồn năng lượng (ibid)

Từ tỷ lệ trong bảng phân bổ các nguồn năng lương của Việt Nam 2030 có thể thấy vai trò quan trọng năng lượng tái tạo bao gồm điện khí, năng lượng mặt trời và gió. Với 57% địa hình của Việt Nám có ánh nắng tập trung quanh năm. Cường độ năng lượng mặt trời tự nhiên được ghi nhận trung bình vào khoảng 5kWh/m2,tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam là 60-100 GWh/năm 13 Việt Nam cũng có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng gió, có đường bờ biển dài 3.400 km với tốc độ gió trung bình 6 mét/giây (MOIT, 2015). Tổng tiềm năng phát điện từ năng lượng gió ước tính vào khoảng 500 đến 1000kWh/m2/năm. Ngoài ra, ước tính Việt Nam cũng có thể sản xuất 73 triệu tấn tổng tiềm năng năng lượng sinh khối mỗi năm, trong đó bao gồm 60 triệu tấn từ nông nghiệp. , lâm nghiệp và thủy sản và 13 triệu tấn rác thải, ước tính khoảng 5.000MW (MOIT, 2018).


(Nguồn: Vietthink)

TỔNG QUAN KHUNG CHÍNH SÁCH

Mặc dù có điều kiện tự nhiên tốt và tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo rất lớn nhưng công suất năng lượng tái tạo của cả nước vẫn bị giới hạn ở mức 5% tổng công suất phát điện (DOC, 2024). Bộ Công Thương Việt Nam chỉ ra rằng rào cản pháp lý là một trong những nguyên nhân chính khiến năng lượng tái tạo được ứng dụng thấp tại Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam chưa hoàn thành quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo, chưa có khung chính sách pháp lý rõ ràng và ổn định cùng với các ưu đãi hiện nay chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Trong khi chính sách là động lực chính cho sự tăng trưởng và hệ thống pháp luật hoàn thiện là sự bảo đảm cho tính ổn định, an toàn của việc đầu tư vào lĩnh vực  năng lượng tái tạo. Để bắt đầu phát triển và thúc đẩy việc phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam phải có chính sách khung và những chính sach cụ thể về năng lượng tái tạo, trong đó đưa ra một số mục tiêu chính, khung pháp lý cơ bản và các chương trình hỗ trợ cho sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo đó. 
Về lịch sử định hình về khung chính sách và pháp lý thì từ năm 2007 Thủ Tương Chính Phủ đã ban hành Nghị định số. 1855/QD-TTg (2007),Việt Nam lần đầu tiên thông qua chiến lược phát triển năng lượng quốc gia tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm các mục tiêu chính sau:
  • Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia;
  • Cung cấp đủ năng lượng chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; 
  • Khai thác và quản lý hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp trong nước; 
  • Đa dạng hóa các mô hình kinh doanh và đầu tư năng lượng;
  • Thiết lập và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh;
  • Thúc đẩy các nguồn năng lượng mới và tái tạo; Và
  • Phát triển các nguồn năng lượng một cách hiệu quả và bền vững có tính đến để bảo vệ môi trường.
Dựa trên đó các nghị định kế hoạch được ban hành cụ thể:Năm 2011, Chính phủ đã thông qua kế hoạch phát triển 10 năm từ 2011 đến 2020 trong Quy hoạch tổng thể phát triển điện lực VII ban đầu (Gọi tắt là PDP VII “ban đầu”), trong đó lần đầu tiên xác định vai trò tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo. Năm 2016, Chính phủ đã sửa đổi PDMP VII thành tiếp tục tăng các mục tiêu này nâng tỷ trọng của năng lượng tái tạo lên mức 7% và 10% theo quyết định số 428/QD-TTg Về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Năm 2014, để tăng cường khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển các nguồn năng lượng Quốc hội đã sửa đổi Luật Điện lực số 28/2004/QH11(2004), được sửa đổi bởi Luật số 24/2012/QH13 tại Điều 29 đặt cơ sở cho việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo; ban hành Luật Bảo vệ Môi trường mới số 55/201/QH13 về bảo vệ môi trường 2014 trong đó đã xác định rõ phạm vi áp dụng của năng lượng tái tạo và nhấn mạnh ưu đãi của Chính phủ đối với việc khai thác và sử dụng năng lượng xanh và năng lượng tái tạo. 

Để thúc đẩy mục tiêu đặt ra trong  PDP VII, năm 2015, Chính phủ đã công bố chiến lược phát triển năng lượng tái tạo quốc gia lần đầu tiên, hướng tới mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm khoảng 32% tổng nguồn cung sơ cấp và sản xuất điện vào năm 2030. Kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời (được công bố lần đầu vào năm 2017 và cập nhật vào năm 2020 ), cùng với việc sửa đổi giá điện gió (FIT) nhằm mục đích tạo ra tới 18,9 gigawatt-GW (EVN,2021). 

Tiếp theo năm 2016, Chính phủ đã sửa đổi PDP VII thành tiếp tục tăng các mục tiêu này nâng tỷ trọng của năng lượg tái tạo lên mức 7% và 10% theo quyết định số 428/QD-TTg Về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030..Năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QD-TTg và Bộ Công Thương ban hành quy định mới về khuyến khích phát triển điện mặt trời và PPA tiêu chuẩn. 

Và mới đây nhất Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ( Gọi tắt là PDP VIII) tiếp tục điều chỉnh các khung chính sách có liên quan đến ….
Có thể thấy rằng, mặc dù đã có định hình khung về chiến lược từ năm 2007 và nhiều lần điều chỉnh chính sách bằng các quyết đinh của Thủ tướng chính phủ từ năm 2014,2015,2016 cho đến gần nhất là năm 2023. Nhưng về chính sách, pháp luật cho đầu tư năng lượng tái tạo lại không được đưa rõ ràng cụ thể bằng một luật cụ thể nào mà nằm rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau.

Đơn cử để đáp ứng các điều kiện cơ bản của một dự án các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo phải tuân thủ đáp một số điều kiện cơ bản:

  • Đáp ứng quy hoạch phát triển điện lực;
  • Đáp ứng quy trình phức thực hiện bên mua điện và hợp đồng mua bán điện (PPA): bao gồm các thỏa thuận về kết nối lưới điện, hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu cũng như đo đếm; phê duyệt đánh giá tác động môi trường; phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy; giấy phép hoạt động điện lực và giấy phép phát điện. 
  • Ngoài việc các việc đáp ứng trên, các dự án năng lượng tái tạo còn phải đáp tuân thủ luật về đầu tư, điện, xây dựng, môi trường, thuế v.v. chưa kể chính sách cơ chế của từng địa phương.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Kinh nghiệm Trung Quốc: Hiện nay, Trung Quốc là một trong số các quốc gia đứng đầu về sản lượng năng lượng tái tạo. Năm 2021, sản lượng năng lượng tái tạo chiếm 43,5% tổng công suất đặt, trong đó, công suất của các nhà máy thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối lần lượt là 385 nghìn MW, 299 nghìn MW, 282 nghìn MW và 35,34 nghìn MW, đứng đầu thế giới (Power China, 2023).

Về mặt tổ chức, quản lí: Luật Năng lượng tái tạo được ban hành vào năm 2006 đã mở đầu cuộc cách mạng năng lượng sạch, luật cho phép các bộ phận pháp lý của Hội đồng Nhà nước phê duyệt giá mua năng lượng tái tạo (giá bán buôn). Từ năm 2010, Ủy ban Năng lượng quốc gia (NEC) được thành lập với tư cách là cơ quan cấp cao nhất để phối hợp các chính sách năng lượng tổng thể; Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia (NDRC) chịu trách nhiệm phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo và giá cả; Cục Năng lượng quốc gia (NEA) quản lí ngành công nghiệp năng lượng, dự thảo kế hoạch năng lượng và chính sách, giao dịch quốc tế và chấp thuận đầu tư năng lượng nước ngoài.

Về mặt chính sách cụ thể: chính sách trợ giá FIT đối với các dự án năng lượng mặt trời, năng lượng gió; hỗ trợ nối lưới với điều luật bắt buộc các doanh nghiệp truyền tải phải mua toàn bộ điện từ năng lượng tái tạo; hướng dẫn tín dụng xanh; hoàn và giảm thuế giá trị gia tăng (VAT); ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh năng lượng tái tạo; xây dựng Quỹ năng lượng tái tạo; chính quyền địa phương cũng có những chính sách hỗ trợ nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo như cho vay ưu đãi, bảo lãnh cho vay; hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn giảm tiền thuê đất, tạo điều kiện tiếp cận đất đai ở vùng đáp ứng đủ tiêu chuẩn để lắp đặt các dự án điện mặt trời; hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn giảm tiền thuê đất, tạo điều kiện tiếp cận đất đai ở vùng đáp ứng đủ tiêu chuẩn để lắp đặt các dự án điện mặt trời.

Kinh nghiệm Hàn Quốc: Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới với dân số khoảng hơn 51 triệu người, Chính phủ Hàn Quốc phấn đấu đến 2030 sản lượng năng lượng tái tạo chiếm 20% trong tổng điện năng tiêu thụ, ước đạt 173GW trong đó năng lượng gió trên bờ 15GW, năng lượng gió ngoài khơi 44GW, năng lượng mặt trời 114GW (IRENA, 2023).

Về mặt tổ chức, quản lí: Chính phủ thiết lập bộ máy chuyên trách về phát triển năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo. Ủy ban điều tiết điện lực Hàn Quốc (KOREC) và Cơ quan năng lượng Hàn Quốc (KEA) được thành lập để quản lí và xây dựng chính sách phát triển năng lượng tái tạo. Đồng thời, Chính phủ cũng thành lập một tổ chức độc lập để vận hành hệ thống điện và thị trường điện cạnh tranh (KPX). 

Về mặt chính sách cụ thể: Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành nhiều chính sách nhằm giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo như: (i) Áp dụng cơ chế trợ giá FIT với các dự án điện gió, điện mặt trời với thời gian 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động, chính sách này tác động lớn đến chi phí sản xuất và thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo; (ii) Thay thế cơ chế trợ giá FIT bằng cơ chế tiêu chuẩn danh mục đầu tư năng lượng tái tạo - RPS (Renewable Portfolio Standard). Chính sách này buộc các đơn vị sản xuất điện với công suất trên 500MW phải áp dụng, theo đó các đơn vị này phải sản xuất 4% năng lượng tái tạo đến năm 2017 và 10% vào năm 2023. Khi áp dụng cơ chế này, các đơn vị sản xuất điện sẽ được cấp một chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) tương ứng với quy mô dự án. Mỗi chứng chỉ REC nhận được sẽ tương ứng với một hệ số nhân để tính toán cơ chế giá bán khi giao dịch mua bán REC trên thị trường. Cơ chế này đã có những tác động tích cực đến lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công suất của năng lượng tái tạo và thúc đẩy cạnh tranh về giá giữa các nhà sản xuất năng lượng tái tạo; (iii) Chính sách thu hút đầu tư tư nhân, mở rộng quan hệ đối tác công tư (PPP) trong các dự án năng lượng tái tạo nhằm xây dựng thị trường và thu hút vốn đầu tư tư nhân, giảm chi phí tài trợ của Chính phủ cho các dự án năng lượng tái tạo; (iv) Đầu tư phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) tích hợp với các dự án năng lượng tái tạo để đảm bảo khả năng vận hành lưới điện. Chính phủ hỗ trợ tài chính 20 – 30% cho các nhà đầu tư dự án quy mô nhỏ và vừa khi trang bị ESS.

KẾT LUẬN

Trong tương lai, với tiềm năng của Việt Nam năng lượng tái tạo sẽ là một phần thiết yếu trong tổ hợp năng lượng đa dạng của các công nghệ tạo ra lượng khí thải carbon thấp hiện có ở Việt Nam.Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách liên quan  năng lượng tái tạo (bao gồm năng lượng mặt trời, gió trên bờ và ngoài khơi và năng lượng sinh khối) vẫn cần tiếp tục hoàn thiện để nâng cao khả năng thu hút đầu tư và bảo hộ đầu tư trong lĩnh vực này . Các vấn đề chính cần giải quyết là cơ chế giá FIT và các điều khoản hợp đồng PPA quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và tài trợ cho các nguồn năng lượng tái tạo quy mô tiện ích dài hạn. Với bài học từ các quốc gia, sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế, sẽ tìm ra cách tốt nhất để hình thành cơ chế khung pháp lý nhằm thúc đầy khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam, vừa góp phần phát triển kỷ nguyên mới của nền kinh tế tiến thêm một bước gần hơn tới việc ứng dụng rộng rãi năng lượng tái tạo. 

Nguyễn Chí Dũng - Công ty Luật TNHH Vietthink

Danh mục tài liệu tham khảo: 

  • Department of Commerce - DOC, “Vietnam Country Commercial Guide: Power Generation, Transmission, and Distribution”, 2024. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.trade.gov/country-commercial-guides/vietnam-power-generation-transmission-and-distribution. [Truy cập 26/02/2024].
  • EVN, “The Boom of Solar Power in Vietnamese”, 2021. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.evn.com.vn/d6/news/Khi-dien-mat-troi-bung-no-141-17-27530.aspx. [Truy cập 26/02/2024].
  • IRENA, “Energy profile Republic of Korea”, 2023. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.irena.org/media/Files/IRENA/Agency/Statistics/Statistical_Profiles/Asia/Republic-of-Korea_Asia_RE_SP.pdf?rev=e658d5ecec044be8b81d624eef1c1d2e. [Truy cập 26/02/2024].
  • Bộ Công Thương, Báo cáo tình hình hoạt động ngành Công nghiệp và Thương mại tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2019, 2019.
  • Bộ Công Thương, Báo cáo số 1931/BCT-ĐL về việc xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện gió, 2020.
  • Bộ Công Thương, ReportMaps of solar resource and potential in Vietnam, 2015. 
  • MOIT Ministry of Industry and Trade (2016), Report Potential for renewable energy development, Available http://nangluongvietnam.vn/news/en/nuclear-renewable/expectations-on- renewable-energy-development.html, [Aceessed 26 Jan 2024]. 
  • Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 về phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, 2007. 
  • Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 về phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, 2016.
  • Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 693/TTg-CN ngày 09/6/2020 về việc bổ sung các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực, 2020. 
  • Phung Thanh Binh, “Energy Consumption and Economic Growth in Vietnam: Threshold Cointegration and Causality Analysis”, International Journal of Energy Economics and Policy, vol. 1, no. 1, pp. 1-17, 2011.
  • Power China,  Development report on energy industry released, 2023. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://en.powerchina.cn/2023-06/29/c_828369.htm. [Truy cập 26/02/2024].
  • Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) (2018), Report on production and business activities of electric industry. 
  • The World Bank (2018), Vietnam Overview, 2018. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview. [Truy cập 26/02/2024 ].
  • Toàn Thắng, Huy động nguồn phát từ năng lượng tái tạo tăng, 2021. [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://baochinhphu.vn/Doanh-nghiep/Huy-dongnguon-phat-tu-nang-luong-tai-tao-tang/430394.vgp. [Truy cập 26/02/2024].
Cập nhật: 07/03/2024
Lượt xem:39075