Tin Liên Quan

Vietthink's Brochure 2017

IP Brochure

Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Theo quy định trước đây, trong quá trình làm việc và tìm kiếm thông tin, khi phát hiện có đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký giải pháp hữu ích, đơn đăng ký kiểu dáng hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu mà các tổ chức, cá nhân bất kỳ cho rằng đối tượng nêu trong đơn này không đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ hoặc cho rằng  việc cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn sẽ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình đều có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký đó. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2023, là ngày Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022 có hiệu lực, thủ tục phản đối cấp đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thay đổi đáng kể.


Đầu tiên, đã có quy định rõ ràng về thời hạn cho phép bất kì bên thứ ba nào đều có quyền nộp đơn phản đối cấp quy định tại khoản 1 Điều 112a Luật SHTT 2022. Thay bởi trước đây là tính từ thời điểm sau khi đơn được công bố đến trước thời điểm ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, quy định mới sửa đổi như sau:

  • Đối với việc phản đối đơn đăng ký sáng chế: thời hạn này là chín (09) tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố;
  • Đối với việc phản đối đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: thời hạn này là bốn (04) tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố;
  • Đối với việc phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu: thời hạn này là năm (05) tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;
  • Đối với việc phản đối đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý: thời hạn này là ba (03) tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố.
Việc quy định thời hạn của việc phản đối cấp này có ưu điểm là thu ngắn lại thời gian thẩm định các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, để thẩm định viên có đủ thời gian để xem xét thẩm định đơn; đồng thời, việc quy định thời hạn này có thể giúp giảm các đơn phản đối cấp.

Thứ hai, tuy nhiên, trong trường hợp các tổ chức, cá nhân khác phát hiện ra một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp mà cần có ý kiến hoặc phản đối sau thời hạn được quy định như trên, thì liệu rằng có cách nào để các tổ chức, cá nhân này thể hiện ý chí của mình hay không. Luật SHTT 2022 đã giải quyết vấn đề này bằng cách tách riêng hai thủ tục “Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp” quy định ở Điều 112a và thủ tục “Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ” được quy định ở Điều 112. Như vậy, hai thủ tục trên có gì giống và khác nhau, để các cá nhân, tổ chức quyết định sẽ thực hiện theo thủ tục nào.

Tóm lại, trong trường hợp các tổ chức, cá nhân khác phát hiện ra một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp mà cần phản đối sau thời hạn được quy định như trên, thì các tổ chức, cá nhân này vẫn nên thực hiện theo thủ tục nêu ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ được quy định tại Điều 112 Luật SHTT. Tuy nhiên cũng nên lưu ý văn bản nêu ý kiến này chỉ được coi là một nguồn thông tin tham khảo mà Cục SHTT không có trách nhiệm xử lý và thông báo cho bên có ý kiến như thủ tục phản đối nên người có ý kiến vẫn nên theo dõi sát sao kết quả xử lý đơn bị nêu ý kiến./.

Huỳnh Đặng Hoàng Mai - Công ty Luật TNHH Vietthink

---------------

Tài liệu tham khảo:

1. Điều 112, 112a Luật Sở hữu trí tuệ 2022.


Cập nhật: 05/05/2023
Lượt xem:4478