Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Đánh giá sự tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu như thế nào?

Hàng năm, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (“Cục SHTT”) nhận được rất nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu từ các chủ đơn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu nào khi nộp đơn đăng ký cũng được Cục SHTT chấp nhận bảo hộ. Một trong số những lý do phổ biến nhất mà Cục SHTT đưa ra để từ chối bảo hộ nhãn hiệu là sự tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu xin đăng ký với nhãn hiệu đã được nộp đơn/đăng ký trước đó tại Việt Nam hoặc thông qua các Hiệp ước liên quan đến sở hữu trí tuệ mà Việt nam là thành viên. 

Bài viết này đề cập và phân tích chi tiết về việc đánh giá các yếu tố để thẩm định khả năng tương tự gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu, các yếu tố này bao gồm: 

(i) Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được nộp đơn/đăng ký trước đó; và 

(ii) Sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu xin đăng ký tương tự gây nhầm lẫn với sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đã được nộp đơn/đăng ký trước đó. 

VỀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG TỰ GÂY NHẦM LẪN GIỮA CÁC NHÃN HIỆU VỀ MẪU NHÃN HIỆU

Thông thường, khả năng này được đánh giá trên các tiêu chí là phát âm, cấu trúc, ý nghĩa và ấn tượng tổng thể. Để giúp người nộp đơn hiểu rõ hơn về sự tương tự gây nhầm lẫn của mẫu nhãn hiệu, các ví dụ và phân tích dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề này:

Phát âm 
  
Mặc dù được trình bày khác nhau nhưng Nhãn hiệu dự định đăng ký vẫn có phát âm tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đối chứng .

Cấu trúc 

  
Mặc dù được thể hiện cách điệu nhưng Nhãn hiệu dự định đăng ký vẫn bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đối chứng do cấu trúc các chữ cái tạo nên  02 nhãn hiệu đều giống nhau , cụ thể 2 nhãn hiệu đều bao gồm các chữ cái T-O-H, có dấu chấm ở giữa “T” và “OH” và do đó, đều được phát âm thành 2 âm tiết /Ti/- /oʊ/.

Nghĩa/Ý nghĩa 

  
Dù được trình bày bằng ngôn ngữ khác nhau nhưng 2 nhãn hiệu bị coi là tương tự do có cùng ý nghĩa, nhãn hiệu này chỉ là sự dịch nghĩa của nhãn hiệu khác. Một điều cần lưu ý, theo quy định hiện hành về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, tiếng Anh, Pháp, Nga và Hán được coi là những ngôn ngữ thông dụng, vì vậy mọi sự chuyển nghĩa/dịch nghĩa nhãn hiệu từ tiếng Anh, Pháp, Nga và Hán sang tiếng Việt hoặc ngược lại đều có thể bị đánh giá là tương tự với nhau.

Hoặc 

  
Dù được viết khác nhau nhưng 2 nhãn hiệu đều có ý nghĩa giống nhau và tạo ra ấn tượng tương tự nhau đổi với người tiêu dùng , do đó, Nhãn hiệu dự định đăng ký bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đối chứng.

Ấn tượng tổng thể

  
Do Nhãn hiệu dự định đăng ký chứa hình ảnh chim bồ câu giống hệt với phần hình chim bồ câu của Nhãn hiệu đối chứng, Nhãn hiệu dự định đăng ký bị coi là tương tự gây nhầm lẫn do chúng tạo ra ấn tượng tổng thể tương tự nhau hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu nếu sản phẩm/dịch vụ mang Nhãn hiệu dự định đăng ký tương tự với sản phẩm/dịch vụ mang Nhãn hiệu đối chứng.
VỀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG TỰ GÂY NHẦM LẪN GIỮA CÁC NHÃN HIỆU VỀ SẢN PHẨM/DỊCH VỤ TƯƠNG TỰ/LIÊN QUAN
Ngay cả khi 2 nhãn hiệu giống nhau hoặc tương tự với nhau, chúng chỉ bị coi là tương tự gây nhầm lẫn nếu sản phẩm/dịch vụ của nhãn hiệu dự định đăng ký có liên quan hoặc tương tự với sản phẩm/dịch vụ của nhãn hiệu/đơn nhãn hiệu được nộp trước đó. 
Các ví dụ dưới đây sẽ làm rõ thêm vấn đề này.

Sản phẩm tương tự/liên quan

  

Dịch vụ tương tự/liên quan

  

Sản phẩm và dịch vụ tương tự/liên quan

 
 
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯƠNG TỰ GIỮA CÁC NHÃN HIỆU DỰA VÀO CÁC TIÊU CHÍ TƯƠNG TỰ VỀ MẪU NHÃN HIỆU VÀ TƯƠNG SỰ VỀ SẢN PHẨM/DỊCH VỤ MANG NHÃN HIỆU
Theo quy chế thẩm định nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tất cả các tình huống sau đây đều có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng:
  • Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký trùng VÀ sản phẩm/dịch vụ trùng với Nhãn hiệu đối chứng; 
  • Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký trùng VÀ sản phẩm/dịch vụ tương tự với Nhãn hiệu đối chứng;
  • Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký tương tự VÀ sản phẩm/dịch vụ trùng với Nhãn hiệu đối chứng;
  • Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký tương tự VÀ sản phẩm/dịch vụ tương tự với Nhãn hiệu đối chứng. 
Chỉ cần Nhãn hiệu dự định đăng ký nằm trong một trong bốn trường hợp kể trên, nhãn hiệu này bị coi là không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo Luật SHTT, do đó, bị từ chối cấp văn bằng tại Việt Nam. 
Như vậy, Người nộp đơn thông thường khi chưa có hiểu biết cơ bản về khả năng phân biệt giữa các nhãn hiệu, rất khó để có thể đưa ra đánh giá về việc Nhãn hiệu dự định đăng ký của mình có thể bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được nộp đơn/bảo hộ trước đó hay không. Câu hỏi được đặt ra là:
  • Làm thế nào để tránh được các rủi ro sẽ bị từ chối này? 
  • Làm thế nào để biết được nhãn hiệu dự định đăng ký có bị tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được nộp đơn/đăng ký trước đó hay không?
  • Làm thế nào để nhãn hiệu của mình được đăng ký khi đã bị Cục SHTT từ chối cấp văn bằng bảo hộ?
Trên thực tế có rất nhiều phương án để trả lời các câu hỏi trên đây. Để có tư vấn cụ thể và chi tiết cho các câu hỏi của mình liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, vui lòng liên hệ:

Phòng Sở hữu trí tuệ
CÔNG TY LUẬT TNHH VIETTHINK 
Tầng 8, Tòa nhà Diamond Flower, Đường Lê Văn Lương, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Điện thoại: (84) 2466-666-886 ext:103
Hotline: +84 941 661 881

  
Cập nhật: 10/05/2018
Lượt xem:41957