Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Các điều kiện và hình thức cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước

Ngày 16/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (Nghị định 126/2017) thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;  Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP
Theo Nghị định số 126/2017, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gồm Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty Nhà nước (kể cả ngân hàng thương mại Nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty TNHH MTV độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty TNHH MTV; Công ty TNHH MTV do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ  thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:
Thứ nhất: Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
Thứ hai: Còn vốn Nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.

 
Một điểm mới đáng chú ý của Nghị định 126/2017 là Nhà nước sẽ không cấp thêm vốn để cổ phần hóa ((CPH). Cụ thể, Nghị định quy định rõ, các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì thực hiện như sau:
- Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
- Các doanh nghiệp còn lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy đuy đnghiệp còn lại
Nhà nước theo đó sẽ không cấp thêm vốn để CPH, kể cả các doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại DNNN khi thực hiện CPH thuộc diện Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần.
Bên cạnh 3 phương thức cổ phần lần đầu như đã được quy định trong các văn bản trước đây gồm: Đấu giá công khai, Bảo lãnh phát hành, Thỏa thuận trực tiếp, Nghị định bổ sung thêm phương thức mới là phương thức dựng sổ. Đối tượng áp dụng phương thức dựng sổ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về việc bán cổ phần theo phương thức này.
Bên cạnh đó, Nghị định 126/2017 cũng bổ sung các quy định về tiêu chí lựa chọn và chính sách bán cổ phần phù hợp cho cổ đông chiến lược đối với doanh nghiệp CPH, trao quyền chủ động cho các chủ sở hữu và doanh nghiệp những cũng có những quy định đảm bảo chặt chẽ hơn nhằm hạn chế thất thoát vốn nhà nước, loại bỏ những quy định nhằm gây khó khăn vướng mắc và làm chậm quá trình CPH…
Nghị định số 126/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Vietthink News
Cập nhật: 02/10/2018
Lượt xem:4414