Tin Liên Quan

Vietthink's Brochure 2017

IP Brochure

Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Định nghĩa Quyền tác giả

TIÊU CHÍ

NỘI DUNG

Khái niệm

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. (Điều 4.2 Luật SHTT)

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Quyền tác giả và quyền của chủ sở hữu tác phẩm

Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo; trong đó bao gồm các quyền như:

(i)      Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình,

(ii)     Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình,

(iii)    Được hưởng nhuận bút,

(iv)   Làm tác phẩm phái sinh,

(v)    Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể…

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Quyền nhân thân (trừ quyền công bố và quyền cho người khác sử dụng  tác phẩm) của tác giả được bảo hộ vô thời hạn;

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại mục (iii) dưới đây;

Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại mục (ii) ở trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết;  trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Đăng ký bản quyền tác giả

Chủ thể đăng ký

Những chủ thể sau có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả:

Ø  Tác giả sáng tạo ra tác phẩm hoặc đồng tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm;

Ø  Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức giao;

Ø  Cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng;

Ø  Người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật của tác giả là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó;

Ø  Cá nhân hoặc tổ chức được chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao quyền đối với tác phẩm theo hợp đồng chuyển giao.

Các thông tin và tài liệu cần thiết

Ø   Thông tin về tác phẩm đăng ký

Ø   Tên tác phẩm;

Ø   Loại hình tác phẩm;

Ø   Thời gian và nơi công bố tác phẩm (nếu tác phẩm đã được công bố);

Ø   Hình thức công bố tác phẩm;

Ø   Nội dung chính tóm tắt tác phẩm đăng ký.

Ø   Thông tin về tác giả vả chủ sở hữu tác phẩm

Ø   Họ, tên, ngày sinh và địa chỉ của tác giả sáng tạo ra tác phẩm;

Ø   Bút danh của tác giả (nếu có);

Ø   Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ của chủ sở hữu tác phẩm nếu chủ sở hữu tác phẩm là cá nhân. Trong trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là tổ chức thì cần phải cung cấp số đăng ký kinh doanh, ngày tháng năm quyết định thành lập;

Ø   Địa chỉ, số điện thoại, số fax và email liên hệ của chủ sở hữu tác phẩm;

Ø   Cơ sở phát sinh quyền sở hữu tác phẩm. Quyền sở hữu của tác phẩm có thể phát sinh trên cơ sở sau:

Ø   Là chủ sở hữu tác phẩm do mình sáng tạo;

Ø   Là cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả;

Ø   Là cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng với tác giả;

Ø   Là chủ sở hữu tác phẩm thông qua hợp đồng chuyển giao quyền tác giả;

Ø   Người thừa kế của tác giả.

Ø   Tài liệu yêu cầu

Ø   Tờ khai đăng ký;

Ø   Giấy ủy quyền nếu nộp đơn đăng ký bản quyền thông qua đại diện Sở hữu công nghiệp;

Ø   Giấy cam đoan của tác giả về việc sáng tạo tác phẩm;

Ø   Giấy xác nhận/Quyết định giao việc của tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả thực hiện việc sáng tạo tác phẩm. Nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì không cần tài liệu này;

Ø   Bản sao chứng minh thư nhân dân của tác giả;

Ø   Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức nếu tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm;

Ø   Bản gốc của tác phẩm (2 bản). Nếu tác phẩm đăng ký là chương trình máy tính thì cần phải cung cấp thêm 2 đĩa CD có ghi chương trình máy tính.

Thời gian thực hiện việc ĐK tại Việt Nam.

Đơn xin cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả được Cục bản quyền xem xét và nếu không có vấn đề gì, thời gian xem xét đơn là khoảng 10-12 ngày làm việc.

Thời gian xem xét có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn, tùy thuộc vào thời điểm đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận bản quyền được nộp.

Cập nhật: 11/07/2017
Lượt xem:4423