Tin Liên Quan

Vietthink's Brochure 2017

IP Brochure

Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Phản Đối Cấp Văn Bằng Bảo Hộ

TIÊU CHÍ

NỘI DUNG

Khái niệm

Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh. (Điều 112 Luật SHTT)

Quy trình xử lý phản đối

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của người thứ ba, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn trả lời bằng văn bản.

Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn, nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản hồi cho người thứ ba và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người thứ ba trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó. Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến của người nộp đơn và người thứ ba trên cơ sở chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp và tài liệu có trong đơn.

Trong trường hợp xét thấy ý kiến của người thứ ba là không có cơ sở, Cục Sở hữu trí tuệ không phải thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn, nhưng phải thông báo cho người thứ ba về việc từ chối xem xét ý kiến, có nêu rõ lý do.

Cơ sở phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp

Tùy thuộc vào từng trường hợp, cơ sở phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp của người thứ ba có thể khác nhau. Các cơ sở để phản đối có thể là:

Ø  Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, ví dụ như đối tượng sở hữu công nghiệp bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với một hoặc một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác đã được nộp đơn/đăng ký trước đó tại Việt Nam;

Ø  Đối tượng sở hữu công nghiệp được nộp đơn đăng ký dựa trên cơ sở cạnh tranh không lành mạnh;

Ø  Đối tượng sở hữu công nghiệp không có khả năng tự phân biệt;

Ø  Đối tượng sở hữu công nghiệp, cụ thể là kiểu dáng công nghiệp không có tính mới…

Cập nhật: 11/07/2017
Lượt xem:3025