Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp Hàn Quốc
GIỚI THIỆU CHUNG | - Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (“KIPO”) |
- Kiểu dáng công nghiệp Hàn Quốc được quy định bởi Luật Kiểu dáng công nghiệp Hàn Quốc, áp dụng quy tắc nộp đơn đầu tiên. |
- Hiện tại, hệ thống bảo hộ kiểu dáng tại Hàn quốc bao gồm hệ thống thẩm định nội dung (SES) và hệ thống không thẩm định nội dung (NSES) |
- Để đáp ứng yêu cầu của người nộp đơn về việc thúc đẩy quá trình đăng ký kiểu dáng, Cơ quan SHHH Hàn Quốc (“KIPO”) đã sửa luật và giới thiệu NSES đối với một số sản phẩm có vòng đời ngắn hạn kể từ 1/3/1998 |
- Theo quy định của NSES, người nộp đơn có thể được cấp bằng độc quyền bảo hộ kiểu dáng trong thời gian từ 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn cũng như việc hưởng các chế độ như đăng ký nhiều kiểu dáng trong cùng một đơn (“Multiple Application”) và thời hạn phản đối trước khi cấp bằng độc quyền “Post-Grant Opposition”. Mặc dù các đơn được nộp dưới hệ thống NSES không được thẩm định nội dung, phạm vi quyền của các bằng độc quyền kiểu dáng theo hệ thống NSES giống với hệ thống SES. Tuy nhiên, quyền đăng ký theo hệ thống NSES mà không thực hiện đầy đủ các yêu cầu sẽ bị hủy thông qua thời hạn phản đối trước khi cấp bằng độc quyền bảo hộ. |
- Kiểu dáng công nghiệp được đăng ký nếu đạt đủ các tiêu chuẩn sau: Có tính mới Có tính sáng tạo Có khả năng áp dụng công nghiệp. |
CÁC TÀI LIỆU CẦN THIẾT | 1. Tên, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn |
2. Hình ảnh/hình vẽ kiểu dáng công nghiệp |
3. Tài liệu ưu tiên |
PHẠM VI BẢO HỘ VÀ HIỆU LỰC | Chủ sở hữu quyền kiểu dáng công nghiệp có quyền độc quyền đối với các hoạt động liên quan đến kiểu dáng đã được đăng ký và bất kì các kiểu dáng tương tự cho dù mang tính kinh doanh thương mại hoặc kinh doanh công nghiệp. Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký mở rộng, không chỉ hạn chế cho đúng kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ mà còn cả kiểu dáng công nghiệp tương tự với nó bởi vì phạm vi bảo hộ là hẹp, và do đó mục đích bảo hộ sẽ không đạt được nếu quyền đối với kiểu dáng công nghiệp chỉ được giới hạn chính xác với kiểu dáng đã được bảo hộ. Do đó, khái niệm về tương tự được định nghĩa là mức độ mà kiểu dáng có tính đồng nhất chung trong bản chất hình thành của nó so với thiết kế trong cùng một chủ đề mà tạo cảm giác thẩm mỹ tương tự. Kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực kể từ ngày cấp văn bằng và tiếp tục tồn tại cho đến năm thứ 20 kể từ ngày nộp đơn với điều kiện là |