Tin Liên Quan

Vietthink's Brochure 2017

IP Brochure

Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Thủ tục đăng ký sáng chế Nhật Bản

THẨM QUYỀN

Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (“JPO”)

GIỚI THIỆU CHUNG

Để được cấp bằng sáng chế, chủ sở hữu phải nộp đơn với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản và đơn phải được thẩm định để xác định có đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết hay không.

JPO là cơ quan thẩm định đơn sáng chế từ các quốc gia trên thế giới. tiến hành các bước cần thiết trước khi cấp văn bằng sáng chế. Việc này bao gồm trao đổi hồ sơ tài liệu với người nộp đơn để làm rõ yêu cầu bảo hộ nào, nếu có, có thể được cấp sáng chế. Toàn bộ tiến trình từ khi nộp đơn đến khi cấp văn bằng được thể hiện rõ trong quy trình dưới đây

CHI TIẾT TỪNG BƯỚC

1.     Nộp đơn đăng ký sáng chế

2.     Quyền sáng chế không được tạo lập nếu người nộp đơn không nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng sáng chế. Người nộp đơn cần phải điền vào tờ khai đơn và nộp với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản. Nhật Bản áp dụng quy tắc nộp đơn đầu tiên, cụ thể là nếu hai bên cùng nộp đơn yêu cầu cấp cho cùng một sáng chế, bên nào nộp trước sẽ được cấp văn bằng. Do đó, chủ/tác giả sáng chế cần phải nộp yêu cầu bảo hộ sáng ché cnafg sớm càng tốt trước khi công bố sáng chế của mình.

3.     Thẩm định hình thức

Giai đoạn này để kiểm tra nếu người nộp đơn đã điền chính xác và đầy đủ các thông tin yêu cầu trong tờ khai hay không. Nếu chưa đầy đủ, Người nộp đơn sẽ được yêu cầu điền đầy đủ để đơn đạt được yêu cầu.

4.     Công bố đơn chưa thẩm định

Cơ quan Sáng chế Nhật Bản công bố đơn đã nộp trên công báo sau khi đơn được nộp được 18 tháng.

5.     Yêu cầu thẩm định nội dung

Đơn sáng chế không nhất thiết phải được thẩm định nội dung. Việc thẩm định nội dung sẽ được thực hiện nếu người nộp đơn hoặc một bên thứ ba nộp đơn yêu cầu thẩm định nội dung và trả phí cho việc này.

6.     Hủy đơn đã nộp ( vì không có yêu cầu thẩm định nội dung được nộp)

Mỗi đơn mà yêu cầu thẩm định nội dung không được nộp trong thời gian ba năm kể từ ngày nộp đơn sẽ tự động bị hủy và không thể được cấp sáng chế sau đó.

7.     Thẩm định nội dung

Việc thẩm định nội dung sẽ được thực hiện bởi thẩm định viên của Cơ quan sáng chế Nhật Bản, là người sẽ quyết định các yêu cầu bảo hộ trong sáng chế đã nộp có được cấp sáng chế hay không. Thẩm định viên trước tiên sẽ kiểm tra nếu đơn đã nộp đáp ứng các yêu cầu của luật hay chưa, cụ thể là tìm ra các lý do để từ chối đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế (nếu có). Các yêu cầu của luật bao gồm:

*        Sáng chế có được dựa trên một ý tưởng kỹ thuật trong đó áp dụng quy luật của tự nhiên hay không?

*        Sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp hay không?

*        Ý tưởng kỹ thuật của sáng chế đã tồn tại trước thời điểm đơn được nộp chưa?

*        Yêu cầu bảo hộ trong sáng chế có thể được dễ dàng sáng chế bởi một người có kỹ năng trong lĩnh vực?

*        Đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế có phải áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên không?

*        Yêu cầu bảo hộ trong sáng chế có khả năng trái với trật tự công cộng và đạo đức không?

*        Mô tả chi tiết của sáng chế có phù hợp một cách chính xác với các yêu cầu cấp sáng chế hay không?

8.     Thông báo từ chối đơn sau khi thẩm định nội dung

Nếu sau khi thẩm định nội dung, thẩm định viên tìm ra lý do để từ chối đơn xin cấp văn bằng sáng chế, thẩm định viên sẽ gửi thông báo từ chối cho người nộp đơn.

9.     Nộp trả lời thông báo từ chối

Người nộp đơn sau khi nhận được thông báo từ chối có thể trả lời từ chối này bằng văn bản. Việc trả lời này có thể là để làm rõ/nêu ý kiến về các từ chối được đưa ra hoặc để sửa/đính chính yêu cầu bảo hộ nhằm mục đích vô hiệu hóa các từ chối.

10.   Quyết định cấp văn bằng bảo hộ sáng chế

Nếu sau khi thẩm định nội dung, nếu thẩm định viên không tìm thấy lý do để từ chối, quyết định bảo hộ sáng chế sẽ được phát ra và gửi cho Người nộp đơn.

11.   Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Ngược lại, nếu thẩm định viên nhận thấy người nộp đơn trả lời từ chối chưa thỏa đáng, một quyết định từ chối sẽ được phát ra và gửi cho người nộp đơn. Quyết định từ chối này coi như là quyết định cuối cùng trong giai đoạn thẩm định nội dung.

12.   Khiếu nại Quyết định từ chối

Trong trường hợp không đồng ý/thõa mãn với Quyết định từ chối, người nộp đơn có thể nộp khiếu nại quyết định từ chối.

13.   Thẩm định khiếu nại quyết định từ chối

Việc xem xét khiếu nại quyết định từ chối được thực hiện bởi một nhóm gồm từ ba đến năm chuyên gia thẩm định sáng chế. Quyết định của thẩm định viên khiếu nại được gọi là Quyết định khiếu nại. Kết quả của việc thẩm định này có thể là tiếp tục từ chối hoặc bảo hộ cho sáng chế.

14.   Cấp văn bằng (Nộp phí cấp văn bằng sáng chế)

Nếu người nộp đơn đã nộp phí cấp văn bằng, Quyết định cấp văn bằng sẽ được thực hiện và quyền đối với sáng chế này của chủ văn bằng chính thức được xác lập. Cùng lúc đó, sáng chế sẽ được cấp số sáng chế và Bằng sáng chế sẽ được gửi cho người nộp đơn.

15.   Công bố sáng chế đã được bảo hộ lên công báo

Nội dung sáng chế được bảo hộ sẽ được công bố trên công báo.

16.   Khiếu nại yêu cầu hủy sáng chế đã được bảo hộ

Ngay cả khi một bằng sáng chế đã được đăng ký, bất kỳ một bên thứ ba nào cũng có quyền nộp yêu cầu hủy hiệu lực của sáng chế nếu có thiếu sót.

17.   Thẩm định yêu cầu hủy sáng chế đã được bảo hộ

Việc xem xét yêu cầu hủy sáng chế đã được bảo hộ được thực hiện bởi một nhóm gồm từ ba đến năm chuyên gia thẩm định sáng chế. Nếu nhóm chuyên gia nhận định yêu cầu hủy là có căn cứ, sáng chế đã được bảo hộ có thể bị hủy. Ngược lại, nếu nhóm chuyên gia cho rằng sáng chế đã cấp không có thiếu sót, hiệu lực của sáng chế đã cấp vẫn được giữ nguyên.

18.   Tòa án tối cao Sở hữu trí tuệ

Người nộp đơn nếu không hài lòng với Quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định hủy hiệu lực sáng chế… có thể nộp khiếu nại lên Tòa án tối cao yêu cầu giải quyết/xem xét.

Cập nhật: 19/08/2017
Lượt xem:3034