Thủ tục nộp và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm
THẨM QUYỀN | Chánh án TAND cấp cao Viện trưởng VKSND cấp cao (theo lãnh thổ) |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN | |
| Bước 1: | Nộp đơn đề nghị tại Tòa án và Viện kiểm sát cấp cao để chuyển đến Chánh án và Viện trưởng |
Bước 2: | TA, VKS nhận đơn (nếu đủ điều kiện và căn cứ) TA, VKS yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa (nếu thiếu) TA, VKS trả lại đơn, và nêu rõ lý (nếu không đáp ứng đủ các căn cứ và điều kiện được quy định) |
Bước 3: | Chánh án, Viện trưởng phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tài liệu. |
Bước 4: | Ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị (dựa trên kết quả của bước 3) |
CÁCH THỰC HIỆN | Nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện |
YÊU CẦU THỰC HIỆN | 1. Bản án/Quyết định không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án |
2. Có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng khi giải quyết |
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật |
HỒ SƠ | |
| Số lượng: | 01 bộ hồ sơ |
Thành phần: | 1. Đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục GĐT gửi Chánh án TAND CC hoặc/và gửi Viện trưởng VKSND CC |
2. Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu kháng nghị (kèm theo) |
THỜI HẠN GIẢI QUYẾT | 30 (ba mươi) ngày làm việc |
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN | - Đương sự hoặc các cơ quan tổ chức khác |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN | Hồ sơ hợp lệ: Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm gửi tới TA - nơi ban hành Bản án/Quyết định bị kháng nghị. |
Hồ sơ không hợp lệ: Tra lại đơn đề nghị kháng nghị và nêu rõ lý do |
CĂN CỨ PHÁP LÝ | - Bộ luật dân sự 2005 |
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015 |
- Các văn bản pháp luật nội dung về các lĩnh vực doanh nghiệp, thương mại, hôn nhân gia đình,…. |