Tin Liên Quan

Vietthink's Brochure 2017

IP Brochure

Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Thủ tục khám nghiệm hiện trường

THẨM QUYỀN

Cơ quan điều tra (Điều tra viên)

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

 

 

Bước 1:

Thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm

Bước 2:

Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tham gia khám nghiệm hiện trường như thông báo

Bước 3:

Mời người làm chứng chứng/người có chuyên môn tham dự và chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường (có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại cùng tham gia)

Bước 4:

Chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án

Bước 5:

Tài liệu, đồ vật thu giữ phải được lập biên bản giao nhận, giữ nguyên hiện trạng, niêm phong, bảo quản và đưa về nơi tiến hành điều tra

Bước 6:

Lập biên bản điều tra có đầy đủ chữ ký của những người thực hiện và người tham gia/người làm chứng,…

CÁCH THỰC HIỆN

Khai báo trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Việc điều tra được tiến hành tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án

HỒ SƠ

 

 

Số lượng:

01 bộ hồ sơ

Thành phần:

1.   Văn bản thông báo về việc điều tra gửi Viện kiểm sát

2.   Tài liệu thể hiện các thông tin cá nhân của những người tham gia/người làm chứng việc khám nghiệm hiện trường

3.   Biên bản giao nhận, lưu trữ, niêm phong đồ vật/tài liệu/phương tiện sử dụng để gây án hặc có liên quan đến vụ án

4.   Biên bản khám nghiệm hiện trường có đầy đủ chữ ký của những người tham gia/người làm chứng

ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

Điều tra viên

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

-     Biên bản khám nghiệm hiện trường

CĂN CỨ PHÁP LÝ

-     Luật Tố tụng hình sự năm 2015

-     Thông tư số 41/2009/TT-BCA-V19 ngày 2/7/2009

Cập nhật: 12/07/2017
Lượt xem:2701