Thủ tục xem xét dấu vết trên thân thể
THẨM QUYỀN | Cơ quan điều tra (Điều tra viên) |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN | |
| Bước 1: | Thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm |
Bước 2: | Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tham gia khám nghiệm hiện trường như thông báo |
Bước 3: | Mời người làm chứng/người có chuyên môn (bác sỹ pháp y) tham dự và chứng kiến việc xem xét dấu vết trên thân thể |
Bước 4: | Chụp ảnh, lưu trữ lại các tài liệu có liên quan đến việc xem xét dấu vết trên thân thể |
Bước 5: | Lập biên bản xem xét dấu vết trên thân thể có đầy đủ chữ ký của những người thực hiện và người tham gia/người làm chứng,… |
CÁCH THỰC HIỆN | Tiến hành trực tiếp trên thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án |
YÊU CẦU THỰC HIỆN | 1. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y 2. Việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia 3. Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe của người bị xem xét thân thể |
HỒ SƠ | |
| Số lượng: | 01 bộ hồ sơ |
Thành phần: | 1. Văn bản thông báo về việc xem xét dấu vết trên thân thể gửi Viện kiểm sát và những người bị xem xét |
2. Tài liệu thể hiện các thông tin cá nhân của những người tham gia/người làm chứng/bác sỹ pháp y/người bị xem xét trong việc xem xét dấu vết trên thân thể |
3. Biên bản giao nhận, lưu trữ, niêm phong đồ vật thu giữ được trong quá trình xem xét |
4. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể có đầy đủ chữ ký của những người tham gia/người làm chứng/người bị xem xét |
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN | Điều tra viên, bác sỹ pháp y/giám định viên (nếu có) |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN | - Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể |
CĂN CỨ PHÁP LÝ | - Luật Tố tụng hình sự năm 2015 |
- Thông tư số 41/2009/TT-BCA-V19 ngày 2/7/2009 |