Tin Liên Quan
Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Điểm mới liên quan đến bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022

Ngày 16 tháng 6 năm 2022, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ (Luật SHTT 2022). Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022, và quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2024. Bài viết tập trung phân tích về các điểm mới liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 và so sánh với các quy định trước đây để làm rõ sự thay đổi này.




1. Về khái niệm kiểu dáng công nghiệp


Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 
       Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của        
Luật sở hữu trí tuệ 2022 
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được  hiểu như sau:

13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.                                                                                                                                                                                                               
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

Luật SHTT 2022 đã sửa đổi khái niệm “kiểu dáng công nghiệp” bằng cách bổ sung thêm các cụm từ được liệt kê dưới đây:

(i)
hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp;
(ii) và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

Tuy nhiên, việc bổ sung này chỉ giúp làm rõ hơn khái niệm kiểu dáng công nghiệp trong Luật SHTT hiện hành mà không có sự thay đổi về mặt bản chất quy định về kiểu dáng công nghiệp trước đây.

2. Về điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp

 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 
Điều 63. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
[…]
Điều 63. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
[…]
Điều 64. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
[…]
Điều 64. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
[…]
Điều 65. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp 
1. […]
2. […]
3. […]
4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Điều 65. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp 
1. […]
2. […]
3. […]
4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này;
b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Điều 66. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp 
[…] 
Điều 66. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp 
[…]
Điều 67. Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp
[…] 
Điều 67. Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp
[…]

Luật SHTT 2022 bổ sung thêm Điều 86a quy định về “Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước” tại Điều 86a Luật SHTT 2022; do vậy quy định về các trường hợp kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới tại khoản 4 Điều 64 Luật SHTT 2022 đã bổ sung thêm người có quyền đăng ký được quy định tại Điều 86a Luật SHTT 2022. Tuy nhiên, về bản chất, điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp, Luật SHTT 2022 không có sự thay đổi so với quy định của Luật SHTT hiện hành.

3. Về quyền đăng ký KDCN. 

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 
Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí 
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận
đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.
 Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.
2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
 3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
 4. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.


3. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
 Không quy địnhĐiều 86a. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước;
c) Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điểm bổ sung được coi là mới và lớn nhất về KDCN là xóa bỏ quy định tại khoản 2 Điều 86 trong Luật SHTT hiện hành và bổ sung thêm một quy định tại Điều 86a quy định về “Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước”.

Ngoài ra còn có sự sửa đổi trong quy định tại khoản 3 Điều 86 Luật SHTT 2022, ứng với quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật SHTT hiện hành, cụ thể là thay đổi từ “Người” có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác tại khoản 4 Điều 86 Luật SHTT hiện hành thành “Tổ chức, cá nhân” có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác tại khoản 3 Điều 86 Luật SHTT 2022. 

4. Về hiệu lực của Bằng độc quyền KDCN. 

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi  bổ sung 2019Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 
Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. […]
4. […]
Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ tiếng
1. […]
4. […]
Không quy định 
9. Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có chỉ định Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn sáu tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế công bố đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đó, tính theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được tính theo quy định của Thỏa ước La Hay.

Luật SHTT 2022 bổ sung thêm điều khoản về hiệu lực của đăng ký quốc tế KDCN có chỉ định Việt Nam theo Thỏa ước La Hay. Sở dĩ có sự bổ sung này là bởi vì ngày 30/9/2019, Việt Nam đã chính thức nộp đề nghị gia nhập Thoả ước La Hay và đến 30/12/2019, Thoả ước này chính thức có hiệu lực tại Việt Nam và việc bổ sung quy định liên quan đến các đơn đăng ký quốc tế theo Thỏa ước La Hay là cần thiết và phù hợp với thực tế.

5. Về yêu cầu đối với đơn đăng ký KDCN. 

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 
Điều 103. Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
1. Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm phần mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

2. Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bộc lộ đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ;
b) Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt giữa phương án cơ bản với các phương án còn lại;
c) Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.

3. Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
4. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.
Điều 103. Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
1. Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ.

2. Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể xác định được kiểu dáng công nghiệp đó.


3. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ phải liệt kê thứ tự các ảnh chụp, bản vẽ trong bộ ảnh chụp, bản vẽ và các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.

Một trong những điểm mới chủ yếu của KDCN đó là đơn giản hóa các yêu cầu đối với đơn đăng ký KDCN của Luật SHTT 2022, cụ thể là đơn giản hóa yêu cầu đối với bản mô tả KDCN.

6. Về công bố đơn đăng ký KDCN. 

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022
Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. […]

3. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Điều 110. Công khai đơn đăng ký nhãn hiệu, công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. […]

3. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể được công bố vào thời điểm muộn hơn theo yêu cầu của người nộp đơn tại thời điểm nộp đơn nhưng không quá bảy tháng kể từ ngày nộp đơn.

Luật SHTT 2022 bổ sung thêm quy định cho phép công bố muộn đơn KDCN theo yêu cầu của người nộp đơn. Người nộp đơn muốn công bố muộn đơn KDCN, phải nộp yêu cầu này vào thời điểm nộp đơn; và thời điểm công bố đơn KDCN muộn tối đa là 07 tháng kể từ ngày nộp đơn.

7. Về phản đối đơn đăng ký KDCN. 

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 
Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ
Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ
Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

Văn bản nêu ý kiến của người thứ ba được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.

 Không quy địnhĐiều 112a. Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trong các thời hạn sau đây, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ:
a) Chín tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố;
b) Bốn tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố;
c) Năm tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;
d) Ba tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố.

2. Ý kiến phản đối quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh và phải nộp phí, lệ phí.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm xử lý ý kiến phản đối quy định tại khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Một trong những điểm mới quan trọng trong Luật SHTT 2022 liên quan đến đối tượng KDCN là bổ sung quy định về phản đối đơn đăng ký KDCN cùng với thời hạn phản đối đơn đăng ký KDCN, cụ thể là thời hạn này là bốn tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố.

8. Về chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. 

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 
Điều 121. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.

 Điều 121. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
1.  …
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
….

Luật SHTT 2022 bổ sung thêm tổ chức, cá nhân có kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp so với Luật SHTT hiện hành vì Việt Nam đã là thành viên của Thỏa ước La Hay.

Tài liệu tham khảo:
1.Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH ngày 25 tháng 6 năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ;
2.Luật Sở hữu trí tuệ 2022.

Huỳnh Đặng Hoàng Mai
Công ty Luật TNHH Vietthink



Cập nhật: 30/01/2023
Lượt xem:3220