Tin Liên Quan
Quay lại Bản in
Cỡ chữ

Nhãn hiệu bị "copy" nhanh như thế nào?

“Squid Game” (Trò chơi con mực) là series phim do Netflix công chiếu vào cuối tháng 9/2021 nhưng đã có được thành công vô cùng vang dội, thu hút hơn 111 triệu người xem sau 25 ngày công chiếu, đem lại doanh thu “khủng”, khoảng trên 900 triệu cho Netflix. Khi một bộ phim thành công, kéo theo đó là các hình ảnh, dấu hiệu gắn trên bộ phim đó sẽ được lan truyền một cách vô cùng rộng rãi, được in lên quần áo, đồ chơi, giày dép, bút, vở, cốc, văn phòng phẩm, bánh, kẹo, phần mềm máy tính, game trò chơi… Vậy, Netflix đã thật sự chuẩn bị cho mình một cơ sở pháp lý chắc chắn để bảo vệ cho tài sản sở hữu trí tuệ của mình hay chưa?

Netflix bắt đầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “  ” và " ” đầu tiên tại Hàn Quốc, lần lượt vào ngày 8/10/2021 & 15/10/2021 cho các sản phẩm/dịch vụ thuộc nhóm liên quan đến phần mềm máy tính, máy tính, thẻ từ tính, usb, văn phòng phẩm, quần áo, giày dép, mũ nón, trò chơi, đồ chơi, đồ trang trí, giải trí, truyền hình, làm phim, nhạc trực tuyến, ấn phẩm trực  tuyến… Sau đó các nhãn hiệu này cũng đã được Netflix lần lượt nộp tại nhiều quốc gia khác ngoài Hàn Quốc như Phillippines, Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Malaysia, Peru, Argentia…

Ảnh: Quảng cáo phim “Squid Game” trên website của Netflix https://www.netflix.com/vn-en/title/81040344

Tuy nhiên, Netflix, có thể vì chủ quan mà không thể ngờ rằng nhãn hiệu của mình, chỉ sau vài ngày bộ phim được công chiếu đã được nộp đơn đăng ký tại vô cùng nhiều quốc gia khác nhau, và rất tiếc người nộp đơn đầu tiên lại không phải là Netflix, có thể kể đến như sau:

TẠI UK


TẠI TRUNG QUỐC


TẠI MỸ



TẠI HÀN QUỐC


NHẬN ĐỊNH

1. Thực tế đăng ký nhãn hiệu và các đối tượng SHTT

Với dữ liệu trên, có thể thấy đơn sớm nhất được nộp cho Nhóm 35 từ ngày 27/9/2021 và loạt đơn ngày 30/9/2021 không phải bởi Netflix mà phần lớn là của các pháp nhân/cá nhân Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, ngoài các nhãn hiệu chữ Latin là SQUID GAME, việc đăng ký nhãn hiệu bằng tiếng Trung Quốc có nghĩa là Squid Game cũng vô cùng quan trọng. Do đó, ngoài phần chữ Latin, cá nhân/pháp nhân Trung Quốc đã chớp cơ hội vàng để nộp đơn đăng ký khá nhiều nhãn hiệu là ký tự tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc, trước thời điểm Netflix nộp đơn. 

Không chỉ tại Trung Quốc, tại các quốc gia khác, tình trạng tương tự cũng đã xảy ra, và dựa trên thực tế đã nêu, có thể nhận định rằng tình trạng này xảy ra nằm ngoài dự liệu của Netflix.
Ngoài dấu hiệu “ ” và “ ”, trong phim còn có rất nhiều dấu hiệu mang tính đặc biệt và phân biệt riêng của phim như hình ảnh nhân vật, chi tiết đặc biệt được sáng tạo trong phim, hình ảnh chi tiết nhỏ tạo dấu ấn của bộ phim như "  ", "  ", "  ", "   " ... Các dấu hiệu này được tạo ra từ sự sáng tạo của ekip làm phim, và do đó, hoàn toàn có thể được đăng ký bảo hộ là các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm/dịch vụ sẽ đươc sử dụng mang nhãn hiệu. Khi đăng ký độc quyền được các dấu hiệu này cho các sản phẩm/dịch vụ mục tiêu, doanh thu từ việc khai thác thương mại các sản phẩm/dịch vụ mang các dấu hiệu này có thể rất lớn, thậm chí nằm ngoài dự liệu của Netflix. Việc khai thác thương mại này đến từ việc truyền thông bộ phim, gián tiếp tạo làn sóng mới cho người đã xem phim, đặc biệt là giới trẻ (hay còn thường được gọi là “tạo trend”) bởi vì các hình ảnh này sẽ được thường xuyên và liên tục xuất hiện trong cuộc sống. 

Để người đọc tiện liên hệ, bài viết đưa ra một số ví dụ về thực tế sử dung các dấu hiệu này đối với các dấu hiệu trên cho các sản phẩm/dịch vụ mục tiêu, việc bán hàng sẽ vô cùng thuận lợi và lợi nhuận tạo được dễ dàng từ bộ phim như sau: "  " (bán mặt nạ, bộ quần áo theo các nhân vật thể hiện trong phim…) hay " " (quần áo giày dép có gắn các dấu hiệu của bộ phim…) hay "  " (hình ảnh các búp bê đồ chơi hoặc mặt nạ nhân vật trong phim…) hay "  " (các cửa hàng mang dấu hiệu của phim tạo dấu ấn đặc biệt đối với người tiêu dung, hấp dẫn người tiêu dung từ cái nhìn đầu tiên) hay "  " và "  " (các hình ảnh gắn trên chương trình phần mềm máy tính, game trò chơi)… 

Vậy, nếu Netflix đã không đăng ký bảo hộ độc quyền trước cho các dấu hiệu này, liệu họ có thể xử lý được các hành vi sử dụng các dấu hiệu này trên thị trường cho rất nhiều sản phẩm/dịch vụ đa dạng hay không? Hay Netflix phải nhắm mắt bỏ qua các lợi nhuận có thể sẽ là rất lớn, được tạo ra từ việc sử dụng chính những tài sản SHTT của họ?

2. Khó khăn Netflix có thể dự liệu bị đối mặt 

Với thực tế nêu trên, có thể thấy rằng tại các quốc gia như Anh, Trung Quốc, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Netflix không phải là chủ đơn đầu tiên đăng ký nhãn hiệu SQUID GAME của mình. Với thực tế như vậy, Netflix sẽ gặp phải những khó khăn gì và sẽ phải bảo vệ mình như thế nào trước thực tế này?

Các quốc gia trên thế giới hiện nay ghi nhận quyền độc quyền đối với nhãn hiệu dựa trên hai nguyên tắc cơ bản:
  • Nguyên tắc nộp đơn trước thì có quyền trước (hay còn gọi là first-to-file principle); HOẶC
  • Nguyên tắc sử dụng trước thì có quyền trước (hay còn gọi là first-to-use principle).
Đối với các quốc gia áp dụng nguyên tắc first-to-file, Netflix phải tiến hành các biện pháp pháp lý có thể là phản đối bảo hộ nhãn hiệu dựa trên các căn cứ như cạnh tranh không lành mạnh đối với các nhãn hiệu có ngày nộp đơn sớm hơn, các dấu hiệu này được xuất hiện trong bộ phim là do Netflix sáng tạo và công bố đầu tiên, được nhiều người biết đến … Dựa vào cơ sở này, đâu đó Netflix có thể tìm cho mình một hướng đi để tìm lại quyền của mình đối với các dấu hiệu lẽ ra là phải do mình sở hữu. Tuy nhiên, nếu áp dụng nguyên tắc first-to-file principle thì các dấu hiệu nêu trên chỉ xuất hiện trên phim, tức là chỉ được dùng cho các dịch vụ liên quan đến giải trí, dịch vụ làm phim, dịch vụ thiết kế hình ảnh trong phim… chứ không thể được coi là nhãn hiệu được nhiều người biết đến cho sản phẩm quần áo, mặt nạ đồ chơi, đồ chơi, giày dép, văn phòng phẩm … được. Bởi lẽ, theo quy tắc bảo hộ tại các quốc gia đều là nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm/dịch vụ nào thì được độc quyền sử dụng và khai thác thương mại nhãn hiệu cho chính các sản phẩm/dịch vụ đó, có thể bao trùm thêm các sản phẩm/dịch vụ tương tự hoặc gần hoặc cùng kênh tiêu thụ… Rõ ràng, dịch vụ giải trí không thể được coi là tương tự hay gần với các sản phẩm ví dụ như sản phẩm quần áo, mặt nạ đồ chơi, đồ chơi, giày dép, văn phòng phẩm …Vậy, Netflix sẽ dựa vào các căn cứ nào để có thể xác lập quyền của mình đối với các sản phẩm/dịch vụ khác hẳn với dịch vụ giải trí? Và chính các sản phẩm không tương tự này mới tạo ra lợi nhuận (khai thác thương mại) không thể nói là nhỏ? Rõ ràng rằng việc được ghi nhận quyền sở hữu cho nhãn hiệu này cho các sản phẩm/dịch vụ không liên quan đến giải trí là một bài toán khó cho Netflix cũng như luật sư của họ tại các quốc gia có các nhãn hiệu đã được nộp trước có ngày ưu tiên sớm hơn. 

Đối với các quốc gia áp dụng nguyên tắc first-to-use, mặc dù việc áp dụng nguyên tắc sử dụng trước thì có quyền trước nhưng rõ ràng rằng Netflix cũng cần phải tiến hành khá nhiều thủ tục để Cơ quan SHTT của các quốc gia này không bảo hộ cho các nhãn hiệu nộp trước mà không phải là chủ sở hữu thật sự. Việc này chắc chắn làm hao tổn không những chi phí và thời gian mà còn ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập đáng kể của Netflix trên thị trường khi sự việc chưa được giải quyết. Thậm chí, đến khi giải quyết mà có lợi cho Netflix, khi đó, bộ phim đã hết “hot”, việc ghi nhận quyền sở hữu lúc đó có chắc đã còn mang lại ý nghĩa?

3. Cách thức bảo vệ quyền đối với tài sản SHTT của Netflix & bài học nhãn tiền

Tại Hàn Quốc, nơi sinh ra bộ phim, chủ đơn đầu tiên nộp đơn nhãn hiệu SQUID GAME không phải là Netflix, mà là một số cá nhân/pháp nhân khác cho các sản phẩm/dịch vụ thuộc nhóm không liên quan đến giải trí như quần áo, giày dép, đồ chơi, phần mềm máy tính, game điện thoaị, văn phòng phẩm, cốc, chén, bát đĩa, bánh, kẹo... Tuy nhiên các sản phẩm/dịch vụ của các nhóm này lại là các sản phẩm/dịch vụ phát sinh từ nhãn hiệu cho dịch vụ phim giải trí, nhờ có phim giải trí mới có được… và lợi nhuận thu lại được từ các sản phẩm này chắc chắn không hề nhỏ.

Với thực tế nêu trên có thể thấy rằng hành vi cạnh tranh không lành mạnh, việc “copy” nhãn hiệu, dựa hơi các nhãn hiệu được nhận biết rộng rãi đối với nhãn hiệu cũng như các dấu hiệu khác có thể nhận biết như một nhãn hiệu có thể xảy ra một cách rất hiển nhiên và rất nhanh trong thời đại hiện nay. Sau chưa đầy 10 ngày kể từ khi bộ phim được công chiếu, khi chủ sở hữu đã sơ suất việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì đã có rất nhiều cá nhân/pháp nhân khác “giúp” việc đăng ký nhãn hiệu không chỉ ở Hàn Quốc nơi bộ phim được sản xuất mà còn xuất hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, các ví dụ một số quốc gia nêu trên chưa phải là tất cả, chỉ dừng lại ở các ví dụ điển hình. Nếu các nhãn hiệu được đăng ký “giúp” này được bảo hộ và Netflix không có động thái phản đối và ý kiến với Cơ quan SHTT từng quốc gia đối với từng nhãn hiệu đã được nộp này, Netflix sẽ mất hoàn toàn quyền kiểm soát đối với nhãn hiệu này tại các quốc gia áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, là nguyên tắc chủ đơn nộp đơn trước thì có quyền trước. 

Để tránh được tình trạng “thường thấy” này, để bảo vệ quyền đối với các tài sản SHTT của mình, không có cách nào khác, các chủ sở hữu cần phải ưu tiên việc đăng ký bảo hộ độc quyền tất các các dấu hiệu có thể đăng ký được cho các sản phẩm/dịch vụ hiện đang cung cấp và quan trọng hơn là dự liệu được các sản phẩm/dịch vụ kéo theo sau khi công bố sản phẩm/dịch vụ của mình ra thị trường. Nếu không tự mình làm được, các chủ sở hữu nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các luật sư chuyên tư vấn về SHTT để có thể bảo vệ quyền của mình một cách hiệu quả, thông minh và bao trùm nhất trên thị trường, tránh những rắc rối, phiền phức phát sinh và đặc biệt là mất đi phần doanh thu nhẽ-ra-thuộc-về-mình một cách rất đáng tiếc./.

Luật sư Dương Thị Vân Anh - Công ty Luật TNHH Vietthink

Cập nhật: 10/02/2022
Lượt xem:3443